Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên
Nguồn: Trần Xuân Kiên
Tác giả Trần Xuân Kiên từ Đại học Quản trị kinh tế và kinh doanh Thái Nguyên đã đánh giá sự hài lòng của khách hàng là sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học là những khoảng cách giữa sự mong đợi về chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng cảm nhận được từ chương trình đào tạo. Vì thế tác giả đã sử dụng 5 thành phần của chất lượng dịch vụ để phân tích sự hài lòng của sinh viên với các chương trình đào tạo ở bậc đại học như hình 2.2.
Bằng cách sử dụng mô hình trên để nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên tại Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, tác giả Trần Xuân Kiên đã làm rõ cơ sở khoa học và logic về chất lượng, chất lượng giáo dục và đào tạo, đo lường và đánh giá
SỰ HÀI LÒNG
Cơ sở vật chất Nhà trường tới sinh Sự quan tâm của viên Đội ngũ giảng viên Sự nhiệt tình của CB&GV Khả năng thực hiện cam kết
sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo vì vậy có 5 yếu tố của chất lượng dịch vụ được đưa vào mô hình để phân tích sự hài lòng của sinh viên.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh đã đưa ra mô hình của sự hài lòng của sinh viên đánh giá thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục của chương trình đào tạo tại khoa quản trị kinh doanh Đại học Hùng Vương được thể hiện ở hình 2.3 dưới đây:
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình đào tạo tại khoa Quản trị kinh doanh đại học Hùng Vương
Nguồn: Nguyễn Thùy Linh - 2012
Như vậy tác giả Trần Xuân Kiên và Nguyễn Thùy Linh khi đánh giá sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo đều phân tích khoảng cách giữa sự kỳ vọng về chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng nhận được của chương trình đào tạo đó trên các khía cạnh khác nhau. Các tác giả này đã bỏ qua yếu tố trung gian là giá trị cảm nhận trong mô hình ACSI. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng bỏ qua yếu tố trung gian là giá trị cảm nhận trong mô hình ACSI và tiến hành phân tích khoảng cách giữa sự mong đợi về chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng cảm nhận dựa trên các yếu tố sau:
Kỹ năng chung Thông tin đào tạo Giáo trình Thư viện Sự hài lòng của sinh viên
Công tác kiểm tra đánh giá Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo Mức độ đáp ứng công tác hành chính Điều kiện học tập Trang thiết bị phục vụ học tập Sự phù hợp của chương trình đào tạo Trình độ và sự tận tâm của giảng viên Nội dung CTĐT và rèn luyện sinh viên Phương pháp giảng dạy
Hình 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
Dựa trên cơ sở đánh giá các khía cạnh của chương trình đào tạo kết hợp với mô hình CSI, nhóm nghiên cứu đã thiết kế mẫu phiếu điều tra khảo sát sự hài lòng đối với các chương trình THPT chất lượng cao ở Hà Nội bao gồm các yếu tố đo lường dưới đây:
Bảng 2.1 Các tiêu chí đo lường sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao ở Hà Nội
Các khía cạnh
đo lường Yếu tố đo lường
Đội ngũ giáo viên Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng. Giáo viên theo dõi sát tình hình học tập.
Giáo viên quan tâm đến đặc điểm, cá tính từng học sinh. Giáo viên chuẩn bị giáo án, bài giảng tốt.
Giáo viên dạy kết hợp với giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh.
Giáo viên đánh giá kết quả học tập qua các đợt thi phù hợp với năng lực của học sinh.
Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại, phù hợp với xu hướng quốc tế.
Các môn học bắt buộc đem lại nền tảng kiến thức vững chắc. Các môn học bổ trợ hợp lí, thú vị.
Tỉ lệ môn học bằng tiếng Anh phù hợp.
Chương trình phát triển tố chất tư duy sáng tạo của học sinh. Chương trình phát triển khả năng tự học của học sinh.
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy chủ động, tác động đa chiều.
Phương pháp giảng dạy giúp cho học sinh có tính tự giác cao. Phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu.
Học sinh được khuyến khích đóng góp xây dựng bài.
Học sinh
Chất lượng học sinh đầu vào đạt tiêu chuẩn chương trình. Các yêu cầu, tiêu chí đối với học sinh cao.
Ý thức học sinh chuẩn mực, lễ độ trong trường học. Học sinh được định hướng mục tiêu rõ rang.
Cơ sở vật chất
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Bàn ghế đầy đủ.
Phòng học đầy đủ ánh sang. Hệ thống quạt điện đầy đủ. Trang thiết bị học tập đầy đủ.
Học phí
Học phí hàng tháng phù hợp. Cách thu học phí hợp lí.
Học bổng, phần thưởng cho học sinh có kết quả học tập xuất sắc. Hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo, con thương binh liệt sỹ, dân tộc.
Học liệu
Tài liệu, tư liệu bằng âm thanh, hình ảnh, công cụ phục vụ học tập được cung cấp, sử dụng đầy đủ.
Thư viện có nhiều sách để học tập, nghiên cứu.
Các hoạt động bổ trợ
Các hoạt động giúp học sinh nâng cao tư duy, nhận thức.
Phát triển kỹ năng tự phát triển, tự học, tự nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lý thông tin.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu