4.3.1.1 Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hà Nội
Sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các quyết định, chính sách được UBND thành phố Hà Nội đưa ra sẽ góp phần không nhỏ nâng cao sự hài lòng đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao bậc THPT trên địa bàn Hà Nội, vì vậy nhóm nghiên cứu xin được đưa ra một số kiến nghị sau đây:
- Đề nghị UBND thành phố Hà Nội thường xuyên xem xét, rà soát các báo cáo định kì của Sở Giáo dục và Đào tạo để đưa ra các quyết định, chính sách phù hợp, kịp thời nhằm cải thiện chất lượng các chương trình đào tạo chất lượng cao ở các cấp phổ thông nói chung và ở bậc THPT nói riêng nhằm nâng cao sự hài lòng của người sử dụng, thụ hưởng đối với dịch vụ giáo dục trên.
- Cần phân công quyền hạn và nghĩa vụ một cách cụ thể, tương ứng với nhiệm vụ cần thực thi cho các bên liên quan.
- Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đã được thông qua và ban hành.
- Thường xuyên kiểm tra và kịp thời điều chỉnh các chính sách cho phù hợp hơn trong thực tiễn.
- Đưa ra các chính sách dài hạn và lộ trình cụ thể trong việc nâng cao sự hài lòng đối với chương trình THPT chất lượng cao.
- Tiếp tục tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho việc phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo thành phố, tạo điều kiện cho ngành thực hiện chương trình xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để thu hút nguồn lực của xã hội cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, trong đó có việc phát triển và nâng cao chất lượng chương trình THPT chất lượng cao.
quan niệm đúng đắn về mô hình giáo dục đào tạo mới này và đầu tư cho con em mình theo học chương trình.
4.3.1.2 Kiến nghị đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Dựa trên việc tham khảo nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị đối với Sở nhằm nâng cao sự hài lòng đối với mô hình đào tạo chất lượng cao bậc THPT tại Hà Nội.
- Xem xét kĩ lưỡng nội dung chương trình đào tạo hiện tại, giảm tải những phần kiến thức dư thừa, không cần thiết, tránh gây lãng phí cho Nhà nước và học sinh; cấu trúc lại chương trình THPT sao cho phù hợp với đối tượng học sinh khác nhau (học hết cấp THPT rồi đi học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, hay thi đại học)
- Nghiên cứu kĩ lưỡng việc phân ban ở bậc THPT, tạo cơ hội cho học sinh được tiếp thu mặt bằng kiến thức văn hóa chung giống nhau, tránh học lệch, học tủ. - Thay đổi phương thức thi cử, đánh giá, kiểm định chất lượng học sinh trong suốt quá trình học tập, nhất là học sinh chương trình đào tạo chất lượng cao để đánh giá hiệu quả của chương trình. Giảm áp lực thi cử, bệnh thành tích, đổi mới quy trình, thắt chặt công tác quản lý thi tốt nghiệp THPT, không nên sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để đánh giá kết quả học tập THPT cũng như lấy kết quả đó để xét tuyển vào các cấp học cao hơn.
- Giao quyền tự quyết cho các trường có mô hình chất lượng cao để các trường vì uy tín và sự sống còn của mô hình cũng như của chính ngôi trường mà khẳng định và phát triển. Hằng năm đánh giá theo chất lượng đầu ra của học sinh. Quản lý theo quy chế của nhà nước dành cho các nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan nhằm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục những sự cố trong quá trình thực hiện các đề án giáo dục, các kế hoạch cải thiện chất lượng đào tạo chương trình chất lượng cao bậc THPT theo yêu cầu của Ủy Ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội.
- Tiếp tục tổ chức lực lượng thanh tra, đánh giá tình trạng chất lượng chương trình đào tạo chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội định kỳ mỗi học kì 1 lần, từ đó xác định khu vực có cơ sở giáo dục đào tạo không hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng dịch vụ giảm sút, lập danh sách các cơ sở giáo dục này và định kỳ báo cáo lên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo
đúng pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Đầu tư, phối hợp nhiều nguồn lực nhằm tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trên báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chống tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ ở bậc THPT mà còn ở các cấp phổ thông khác.
- Kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội dành ngân sách thỏa đáng và thực hiện nghiêm túc, quy củ các kế hoạch nhằm cải thiện chất lượng mô hình giáo dục đào tạo chất lượng cao bậc THPT trên địa bàn Hà Nội, từ đó nhằm nâng cao sự hài lòng của học sinh và phụ huynh học sinh đối với chương trình. - Cân nhắc vấn đề học phí của chương trình CLC tại các trường THPT để có sự đồng bộ, hợp lí.