Học phí:

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 68)

II. Câu hỏi phỏng vấn:

g. Học phí:

có sự thay đổi lớn, phù hợp với điều kiện gia đình của học sinh đang theo học tại các trường có mô hình đào tạo chất lượng cao. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ, học bổng mặc dù đều được đánh giá hài lòng nhưng vẫn chưa được như mong đợi của học sinh.

Kết quả phân tích phiếu điều tra cho thấy, điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của các biến thuộc nhân tố “Học phí và các chi phí khác” đều trong khoảng từ (-0,5) đến (-1) điểm. Có thể hiểu rằng, những yếu tố về chi phí học tập và hỗ trợ học tập không ảnh hưởng quá lớn đến sự hài lòng về chất lượng chương trình đào tạo chất lượng cao.

Bảng 3.13 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Học phí và các chi phí khác”

STT Các yếu tố Mong đợi Thựctrạng

Khoảng cách (T-M) Kết quả 1 Học phí hàng tháng phù hợp. 4,1 3,6 -0,5 Hài lòng 2 Cách thu học phíhợp lí. 4,1 3,6 -0,5 Hài lòng 3 Học bổng, phần thưởng cho học sinh có kết quả học tập xuất sắc. 4,3 3,3 -1,0 Chưa hàilòng 4 Hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo, con

thương binh liệt sỹ, dân tộc.

4,3 3,6 -0,7 Chưa hàilòng

Trung bình cộng 4,2 3,5 -0,7 Chưa

hài lòng

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

• Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của biến Học bổng, phần

thưởng cho học sinh có kết quả học tập xuất sắc là (-1,0 điểm), cao nhất

trong các biến được điều tra.

• Biến Học phí hàng tháng phù hợp và Cách thu học phí hợp lí có điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng thấp nhất (-0,5 điểm).

• Nhân tố “Học phí và các chi phí khác” chưa đáp ứng được sự hài lòng của người tiếp nhận chương trình.

Biểu đồ 3.10 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Học phí và các chi phí khác”

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

3.3.7 Thực trạng sự hài lòng của học sinh đối với học liệu của chương trìnhTHPT chất lượng cao tại Hà Nội THPT chất lượng cao tại Hà Nội

Cho dù giáo viên dùng phương pháp giảng dạy mới hay phương pháp truyền thống thì nhân tố quan trọng nhất, thiết yếu nhất trong quá trình giảng dạy và học tập chính là Học liệu. Hiện nay, bộ sách giáo khoa sử dụng trong các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đều giống nhau, tức là số lượng kiến thức

cứu đã tiếp nhận nhiều ý kiến đánh giá chủ quan về nhân tố “Học liệu”. Cụ thể là, nhiều học sinh THPT cho rằng có những kiến thức của môn học bắt buộc sẽ không được sử dụng trong những năm sau khi các em tốt nghiệp cấp ba, vì vậy phần kiến thức ấy nên được giảm tải sao cho phù hợp. Thêm vào đó, nhiều học sinh cảm thấy số lượng lý thuyết các em phải học còn nhiều, ít các ví dụ thực tế minh họa, nhiều thông tin, số liệu mang tính thời sự còn chưa được cập nhật (ví dụ: sách Địa lý còn sử dụng các thông tin từ năm 2007 trong khi hiện tại đã là năm 2014,…)

Ngoài những tài liệu học tập do giáo viên trực tiếp sử dụng, thư viện cũng là nơi cung cấp tài liệu học tập và giảng dạy, có khối lượng sách lớn, phong phú nhưng chưa được sắp xếp chọn lọc, thống nhất nên không phát huy được tốt khả năng của nó. Tại nhiều trường học, thư viện chưa phải là nơi học sinh hay tìm đến mỗi khi cần thêm tài liệu tham khảo, thay vào đó các em hay tìm kiếm trên mạng,…

Bảng 3.14 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Học liệu”

STT Các yếu tố Mong đợi Thựctrạng

Khoảng cách (T-M)

Kết quả

1

Tài liệu, tư liệu bằng âm thanh, hình ảnh, công cụ phục vụ học tập được cung cấp, sử dụng đầy đủ. 4,1 3,3 -0,8 Chưa hàilòng

Trung bình cộng 4,1 3,3 -0,8 hài lòngChưa

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích cho thấy, điểm khoảng cách giữa thực trạng và mong đợi của các biến thuộc nhân tố “Học liệu” đều trên dưới (-1,0 điểm), từ đó có thể thấy nhân tố “Học liệu” trong các trường THPT áp dụng mô hình chương trình chất lượng cao hiện nay cũng chưa phần nào đáp ứng được mong đợi từ phía người sử dụng, thụ hưởng chương trình.

hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Ðề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Trong dự kiến đổi mới,

thì dạy tích hợp sẽ khiến số môn học giảm đi, nội dung được xem xét chu đáo, không chồng chéo. Thiết kế chương trình theo hướng phân hóa sẽ phát huy năng lực riêng từng học sinh. Những điều này sẽ khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay”. Theo đó, Bậc THPT, tiếp tục thực hiện tích hợp. Lớp 11 và 12

là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Học sinh học ít môn, trong đó một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn. Dự kiến có 3 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán và Ngoại ngữ). Đồng thời, học sinh được chọn 3 môn/chủ đề trong danh mục các môn/chủ đề tự chọn như Vật lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Khoa học về máy tính, Kinh doanh, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật, Hướng nghiệp,… Tuy nhiên, Dự thảo này đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều vì tính thực thi của nó cũng chi phí khổng lồ phải bỏ ra để hoàn thành đề án này. Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xin rút Đề án sách giáo khoa mới ra khỏi Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

Biểu đồ 3.11 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Học liệu”

biết, sách giáo khoa sử dụng hiện nay chưa đạt yêu cầu và cần phải có lộ trình và đào tạo cơ bản từ gốc rễ bởi hiện nay chúng chưa có tính hệ thống.

3.3.8 Thực trạng sự hài lòng của học sinh đối với các hoạt động bổ trợ củachương trình THPT chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội chương trình THPT chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội

Điểm đáng khen ngợi của chương trình đào tạo chất lượng cao bậc THPT hiện nay chính là việc kết hợp giữa học tập các môn học bắt buộc trên lớp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài các môn học bắt buộc giống như ở các trường THPT khác, nhiều môn học bổ trợ đã được bổ sung nhằm phù hợp với nhu cầu, xu hướng phát triển quốc tế, ví dụ như kĩ năng mềm, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng lãnh đạo,… giúp kích thích sự đam mê trong học tập của học sinh, chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để học sinh tự tin vào khả năng của mình. Các hoạt động bổ trợ còn bao gồm các cuộc thi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, hội thảo du học, hướng nghiệp,… ngày càng trở nên phổ biến bởi các cơ sở giáo dục đều nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao các kĩ năng sống cần thiết cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí nhưng vẫn có tính giáo dục cao trong nhà trường. Nhiều cơ sở giáo dục còn tích cực khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học, cuộc thi nhà lãnh đạo trẻ, giúp đỡ học sinh tham gia vào các cuộc thi mang tầm cỡ quốc, quốc tế,… Trường THPT Hà Nội - Amsterdam luôn đi đầu trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tài năng ngay trong trường, các câu lạc bộ do chính các em học sinh tự mình đứng ra tổ chức và duy trì hoạt động dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên, để lại ấn tượng tốt trong mắt phụ huynh trong và ngoài trường về một thế hệ tương lai của đất nước năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Hội thảo hướng nghiệp Multimedia của trường Phan Đình Phùng vừa qua cũng đã để lại những suy nghĩ tích cực về một nhà trường hiện đại, quan tâm đến học sinh không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động ngoài giờ. Những giải bóng đá, bóng rổ, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn vẫn diễn ra đều đặn qua các năm học. Những hoạt động này có lợi ích rất lớn trong việc khuyến khích học sinh khám phá tính cách bản thân, giúp các em hòa đồng hơn với tập thể lớp, trường, khiến thời gian đi học của các em trở nên có ý nghĩa hơn.

Bảng 3.15 Điểm trung bình của các biến trong nhân tố “Các hoạt động bổ trợ”

1 Các hoạt động giúphọc sinh nâng cao tư duy, nhận thức. 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng 2 Phát triển kỹ năng tự phát triển, tự học, tự nghiên cứu, suy nghĩ sáng tạo. 4,1 3,0 -1,1 Rất không hài lòng 3 Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lý thông tin. 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng

Trung bình cộng 4,1 3,1 -1,0 Chưa hài

lòng

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích cho thấy điểm thực trạng của các biến thuộc nhân tố “Các hoạt động bổ trợ” đều cao, điểm khoảng cách tương đối nhỏ, đáp ứng được phần lớn mong đợi từ phía người sử dụng chương trình. Cụ thể là:

• Khoảng cách giữa thực trạng và mong đợi của các biến đều ở mức trung bình, tạm thời đáp ứng được sự hài lòng của người tiếp nhận chương trình.

• Hai biến Các hoạt động giúp học sinh nâng cao tư duy, nhận thức và

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lý thông tin đều

có điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng là (-1,0 điểm).

• Biến Phát triển kỹ năng tự phát triển, tự học, tự nghiên cứu, suy nghĩ

sáng tạo có điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng là (-1,1

điểm).

• Nhân tố “Các hoạt động bổ trợ” là nhân tố mà người tiếp nhận chương trình cảm thấy tạm hài lòng.

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

3.4 KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚICHƯƠNG TRÌNH THPT CHẤT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH THPT CHẤT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI

3.4.1 Đánh giá chung về sự hài lòng của học sinh đối với chương trìnhTHPT chất lượng cao ở Hà Nội THPT chất lượng cao ở Hà Nội

Trong mỗi nhân tố tổng điểm của các câu hỏi được cộng dồn lại và chia trung bình cho số lượng câu hỏi. Sự chênh lệch giữa điểm mong đợi và điểm thực trạng thể hiện chất lượng của dịch vụ. Nếu các giá trị khoảng cách trong các nhân tố < 0 chứng tỏ thực trạng dịch vụ chưa đáp ứng được mong đợi của người dân và cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao ở bậc THPT tại 3 quận nội thành Hà Nội được đánh giá ở mức (3,29 điểm) trong khi mong đợi của người dân đạt mức (4,11 điểm), khoảng cách trung bình là (-0,82). Sau khi phân tích nhóm nghiên cứu đã xác định được nhân tố tiềm năng nhất và nhân tố cần phải điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Khoảng cách của các nhân tố được tổng hợp trong bảng 3.16 dưới đây:

lòng

Đội ngũ giáo viên 4,0 3,2 -0,8 Chưa hài

lòng Nội dung chương trình

đào tạo 4,1 2,8 -1,3

Rất không hài lòng

Phương pháp giảng dạy 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng

Học sinh 4,0 3,3 -0,7 Chưa hàilòng

Cơ sở vật chất 4,4 3,9 -0,5 Hài lòng

Học phí và các chi phí

khác 4,2 3,5 -0,7

Chưa hài lòng

Học liệu 4,1 3,3 -0,8 Chưa hài

lòng

Các hoạt động bổ trợ 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

+ Nhân tố “Cơ sở vật chất” là nhân tố tiềm năng nhất, có điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của nhân tố này là nhỏ nhất (-0,5 điểm). Trong đó, điểm mong đợi là (4,4) và điểm thực trạng là (3,9). Thông qua nhân tố này có thể thấy mong đợi về chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao bậc THPT đã được đáp ứng nhiều nhất, so sánh với các nhân tố còn lại.

Ba biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất” thể hiện mong đợi của người sử dụng dịch vụ chưa được đáp ứng là Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, Hệ

thống quạt điện đầy đủ và Trang thiết bị học tập đầy đủ. Vì vậy, các cơ sở giáo

dục cần có những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng phòng học, các trang thiết bị, giáo cụ trực quan nhằm tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường chuẩn.

+ Nhân tố có khoảng cách âm lớn nhất là “Nội dung chương trình đào tạo”. Khoảng cách âm lớn nhất của nhân tố này là (-1,3 điểm) và các câu hỏi khảo sát đã thể hiện nội dung chương trình giảng dạy chưa đáp ứng được mong đợi của người dân: kiến thức nặng nề, dư thừa, thiếu tính thực tiễn; học sinh vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chưa độc lập suy nghĩ, thoát ly khỏi phạm vi lớp học, đem lý thuyết áp dụng vào thực tế xã hội; việc phân ban ở bậc THPT còn gây áp lực học tập nặng nề, thiếu kiến thức văn hóa cơ bản, dẫn đến học lệch; chương trình đào tạo chưa phát huy được tối đa khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự học của học sinh;…

Trong nhân tố này, mức độ mong đợi của người dân là (4,1 điểm) tuy nhiên thực tế họ chỉ được cung cấp dịch vụ ở mức (2,8 điểm). Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của nhân tố “Nội dung chương trình đào tạo” là (-1,3 điểm), lớn nhất so sánh với các nhân tố khác. Nhà trường, các cơ sở giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để nâng cao sự hài lòng đối với chất lượng của chương trình đào tạo chất lượng cao.

6 nhân tố còn lại đều có điểm khoảng cách chất lượng dịch vụ < 0, đó là các nhân tố: “Đội ngũ giáo viên”, “Phương pháp giảng dạy”, “Học sinh”, “Học phí”, “Học liệu” và “Các hoạt động bổ trợ”. Các khoảng cách có giá trị âm thể

Biểu đồ 3.14 Khoảng cách giữa Thực trạng và Mong đợi của các nhân tố

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

“Phương pháp giảng dạy” và “Học liệu” là hai nhân tố rất đáng được quan tâm. Để thu hẹp khoảng cách của 2 nhân tố này nhà trường và các cơ quan chức năng cần chú ý hơn nữa về mong đợi chất lượng dịch vụ từ phía người sử dụng. “Phương pháp giảng dạy” và “Các hoạt động bổ trợ” là hai nhân tố có khoảng cách là (-1,0 điểm). Hai nhân tố này thể hiện rằng thực tế họ chưa được thỏa mãn, vì vậy rất cần có sự điều chỉnh phù hợp để đáp ứng được mong đợi và yêu cầu của học sinh, đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịch vụ. Phương pháp giảng dạy hợp lí, sáng tạo, không gò bó trong khuôn mẫu sẽ khuyến khích, động viên học sinh học tập, phát huy khả năng của bản thân. Các hoạt động bổ trợ phong phú, đa dạng phát triển tính cách, rèn luyện kĩ năng cần thiết cho tương lai.

Ngoài ra, hai biến trong nhân tố “Học phí và các chi phí khác” thể hiện mong đợi của người sử dụng dịch vụ cũng chưa được đáp ứng là Học bổng, phần thưởng cho học sinh có kết quả học tập xuất sắc và Hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo, con thương binh liệt sỹ, dân tộc. Do đó, nhà trường cần có những

hình thức khen thưởng hợp lý đối với học sinh đạt thành tích cao trong học tập, cũng như các hình thức hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để khuyến khích, tạo động lực học tập lành mạnh cho các em.

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w