Đánh giá chung về sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 74)

CHƯƠNG TRÌNH THPT CHẤT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI

3.4.1 Đánh giá chung về sự hài lòng của học sinh đối với chương trìnhTHPT chất lượng cao ở Hà Nội THPT chất lượng cao ở Hà Nội

Trong mỗi nhân tố tổng điểm của các câu hỏi được cộng dồn lại và chia trung bình cho số lượng câu hỏi. Sự chênh lệch giữa điểm mong đợi và điểm thực trạng thể hiện chất lượng của dịch vụ. Nếu các giá trị khoảng cách trong các nhân tố < 0 chứng tỏ thực trạng dịch vụ chưa đáp ứng được mong đợi của người dân và cần có những giải pháp hợp lý để khắc phục và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao ở bậc THPT tại 3 quận nội thành Hà Nội được đánh giá ở mức (3,29 điểm) trong khi mong đợi của người dân đạt mức (4,11 điểm), khoảng cách trung bình là (-0,82). Sau khi phân tích nhóm nghiên cứu đã xác định được nhân tố tiềm năng nhất và nhân tố cần phải điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Khoảng cách của các nhân tố được tổng hợp trong bảng 3.16 dưới đây:

lòng

Đội ngũ giáo viên 4,0 3,2 -0,8 Chưa hài

lòng Nội dung chương trình

đào tạo 4,1 2,8 -1,3

Rất không hài lòng

Phương pháp giảng dạy 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng

Học sinh 4,0 3,3 -0,7 Chưa hàilòng

Cơ sở vật chất 4,4 3,9 -0,5 Hài lòng

Học phí và các chi phí

khác 4,2 3,5 -0,7

Chưa hài lòng

Học liệu 4,1 3,3 -0,8 Chưa hài

lòng

Các hoạt động bổ trợ 4,1 3,1 -1,0 Chưa hàilòng

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

+ Nhân tố “Cơ sở vật chất” là nhân tố tiềm năng nhất, có điểm khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của nhân tố này là nhỏ nhất (-0,5 điểm). Trong đó, điểm mong đợi là (4,4) và điểm thực trạng là (3,9). Thông qua nhân tố này có thể thấy mong đợi về chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao bậc THPT đã được đáp ứng nhiều nhất, so sánh với các nhân tố còn lại.

Ba biến trong nhân tố “Cơ sở vật chất” thể hiện mong đợi của người sử dụng dịch vụ chưa được đáp ứng là Phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, Hệ

thống quạt điện đầy đủ và Trang thiết bị học tập đầy đủ. Vì vậy, các cơ sở giáo

dục cần có những giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng phòng học, các trang thiết bị, giáo cụ trực quan nhằm tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường chuẩn.

+ Nhân tố có khoảng cách âm lớn nhất là “Nội dung chương trình đào tạo”. Khoảng cách âm lớn nhất của nhân tố này là (-1,3 điểm) và các câu hỏi khảo sát đã thể hiện nội dung chương trình giảng dạy chưa đáp ứng được mong đợi của người dân: kiến thức nặng nề, dư thừa, thiếu tính thực tiễn; học sinh vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chưa độc lập suy nghĩ, thoát ly khỏi phạm vi lớp học, đem lý thuyết áp dụng vào thực tế xã hội; việc phân ban ở bậc THPT còn gây áp lực học tập nặng nề, thiếu kiến thức văn hóa cơ bản, dẫn đến học lệch; chương trình đào tạo chưa phát huy được tối đa khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự học của học sinh;…

Trong nhân tố này, mức độ mong đợi của người dân là (4,1 điểm) tuy nhiên thực tế họ chỉ được cung cấp dịch vụ ở mức (2,8 điểm). Khoảng cách giữa mong đợi và thực trạng của nhân tố “Nội dung chương trình đào tạo” là (-1,3 điểm), lớn nhất so sánh với các nhân tố khác. Nhà trường, các cơ sở giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để nâng cao sự hài lòng đối với chất lượng của chương trình đào tạo chất lượng cao.

6 nhân tố còn lại đều có điểm khoảng cách chất lượng dịch vụ < 0, đó là các nhân tố: “Đội ngũ giáo viên”, “Phương pháp giảng dạy”, “Học sinh”, “Học phí”, “Học liệu” và “Các hoạt động bổ trợ”. Các khoảng cách có giá trị âm thể

Biểu đồ 3.14 Khoảng cách giữa Thực trạng và Mong đợi của các nhân tố

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

“Phương pháp giảng dạy” và “Học liệu” là hai nhân tố rất đáng được quan tâm. Để thu hẹp khoảng cách của 2 nhân tố này nhà trường và các cơ quan chức năng cần chú ý hơn nữa về mong đợi chất lượng dịch vụ từ phía người sử dụng. “Phương pháp giảng dạy” và “Các hoạt động bổ trợ” là hai nhân tố có khoảng cách là (-1,0 điểm). Hai nhân tố này thể hiện rằng thực tế họ chưa được thỏa mãn, vì vậy rất cần có sự điều chỉnh phù hợp để đáp ứng được mong đợi và yêu cầu của học sinh, đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịch vụ. Phương pháp giảng dạy hợp lí, sáng tạo, không gò bó trong khuôn mẫu sẽ khuyến khích, động viên học sinh học tập, phát huy khả năng của bản thân. Các hoạt động bổ trợ phong phú, đa dạng phát triển tính cách, rèn luyện kĩ năng cần thiết cho tương lai.

Ngoài ra, hai biến trong nhân tố “Học phí và các chi phí khác” thể hiện mong đợi của người sử dụng dịch vụ cũng chưa được đáp ứng là Học bổng, phần thưởng cho học sinh có kết quả học tập xuất sắc và Hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo, con thương binh liệt sỹ, dân tộc. Do đó, nhà trường cần có những

hình thức khen thưởng hợp lý đối với học sinh đạt thành tích cao trong học tập, cũng như các hình thức hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để khuyến khích, tạo động lực học tập lành mạnh cho các em.

Hà Nội

Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến.

Bảng 3.17 Bảng kết quả hồi quy của biến TM theo 8 biến độc lập

Coefficients Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0,044 0,210 0,208 0,009 MeanDNGV 0,116 0,081 0,104 1,309 0,000 0,335 2,984 MeanCTDT 0,220 0,083 0,214 2,649 0,003 0,326 3,068 MeanPPGD 0,158 0,086 0,059 0,679 0,000 0,285 3,510 MeanHS 0,112 0,077 0,102 1,468 0,011 0,446 2,240 MeanCSVC 0,270 0,070 0,270 3,862 0,000 0,438 2,285 MeanHPhi -0,026 0,051 -0,030 0,504 0,000 0,586 1,706 MeanHL -0,046 0,068 -0,051 0,673 0,000 0,369 2,708 MeanHDBT 0,317 0,071 0,354 4,473 0,010 0,342 2,927

a. Dependent Variable: MeanTM

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy biến TM theo 8 biến độc lập bằng phương pháp Enter cho thấy biến “Học phí” và biến “Học liệu” có hệ số beta âm. Từ phương trình trên suy ra yếu tố “ Học phí” và “Học liệu” có tác động ngược chiều tới sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao tại Hà Nội.

+ (0,270*CSVC) + (-0,026*HP) + (-0,046*HL) + (0,317*HDBT)

Từ phương trình trên, có thể kết luận (1) mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Hoạt động bổ trợ” lên sự hài lòng đối với chương trình THPT chất lượng cao ở Hà Nội là cao nhất. (2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Nội dung hương trình đào tạo” lên sự hài lòng đối với chương trình THPT CLC là mạnh thứ hai. (3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Phương pháp giảng dạy” lên sự hài lòng đối với chương trình THPT CLC là mạnh thứ ba. (4) (5) (6) lần lượt là mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Đội ngũ giáo viên”, “Cơ sở vật chất”, “Học sinh”. (7) và (8) là mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Học phí” và “Học liệu”, hai nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều đến sự hài lòng từ phía học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao tại Hà Nội. Đây là kết luận quan trọng nhằm giúp nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị phù hợp trong chương 4.

3.4.3 Nguyên nhân của sự chưa hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao tại Hà Nội

*Văn hóa - xã hội

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, người dân dễ dàng tiếp cận được với những dịch vụ có chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới, hoặc có thể tiếp nhận thông tin về những sản phẩm, dịch vụ này qua các phương tiện đại chúng, qua mạng xã hội. Cuộc sống trở nên khá giả, khả năng chi trả để được thụ hưởng dịch vụ cao hơn tăng lên, vì vậy sự đòi hỏi trong cuộc sống ngày càng cao, họ mong đợi chất lượng giáo dục nước nhà được đổi mới, nâng cao toàn diện, nhất là ở bậc phổ thông vì đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người. Trên thực tế, những thay đổi, cải biến của chất lượng dịch vụ giáo dục trong nước, từ đội ngũ giáo viên đến cơ sở vật chất, chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân. Bên cạnh các trường công lập và dân lập do Nhà nước đầu tư và quản lí, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các trường học mang tiêu chuẩn quốc tế, các cơ sở giáo dục quốc tế sẽ khiến họ phân vân và so sánh nên những quyết định về nơi học tập ngày càng trở nên đa dạng. Giữa vô vàn lựa chọn, phụ huynh học sinh thường có xu hướng chọn những nơi cung cấp dịch vụ giáo dục tốt hơn cho dù phải trả chi phí cao hơn vì họ tin tưởng chi phí cao hơn đồng nghĩa với chất lượng đào tạo

đủ “tầm” để sánh với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

*Cơ chế chính sách

Khách hàng của giáo dục đào tạo không chỉ có phụ huynh học sinh mà còn có cả đội ngũ giáo viên, những người truyền tải kiến thức trực tiếp đến học sinh. Hiện nay, cơ chế chính sách về giáo dục của Việt Nam còn chưa khuyến khích được người tài, không tạo điều kiện để những người có chuyên môn sư phạm giỏi, tư cách đạo đức tốt phát huy năng lực của mình. Chế độ chính sách dành cho giáo viên không thể giúp họ đảm bảo cuộc sống của mình, vì thế sự nhiệt tình giảng dạy sẽ giảm đi, họ sẽ quay sang tìm kiếm và lựa chọn những nghề nghiệp khác đem lại nhiều lợi ích tài chính hơn. Không chỉ vậy, các cơ chế tuyển chọn, phân phối giáo viên còn thiếu công bằng, dân chủ, khiến những sinh viên giỏi ngành sư phạm hoặc có năng khiếu sư phạm sẽ tìm việc làm khác có cơ hội thăng tiến cao hơn tay vì đi giảng dạy ở các trường phổ thông. Cơ chế thưởng phạt không công bằng, căn cứ vào kinh nghiệm chứ không phải vào những đóng góp trong công việc, những gì những người thực sự phấn đấu sức trẻ đóng góp vào sự cải tiến phương pháp giáo dục không khác gì những người hàng ngày đi dạy theo phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ làm giảm năng suất, hạn chế sự sáng tạo trong nghề nghiệp. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học chưa được phân phối sử dụng hợp lí trong quá trình giảng dạy, chưa đáp ứng được nhu câu nghiên cứu khi giáo viên muốn tìm hiểu cách thức giảng dạy khác lôi cuốn hơn.

Ngoài ra, cách thức thi cử, đánh giá chất lượng học sinh còn chưa đồng bộ, chưa đánh giá được thực lực của học sinh, điều này tác động tiêu cực không nhỏ đến sự thỏa mãn của học sinh và giáo viên.

*Hành vi, thói quen

Các trường THPT hiện nay vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống “thầy đọc trò chép”. Mặc dù có áp dụng các phương tiện điện tử vào học tập và giảng dạy nhưng chỉ ở một số môn học nhất định do điều kiện cơ sở vật chất không cho phép. Phương pháp giảng dạy còn chưa phong phú, lôi cuốn, khơi dậy niềm đam mê học tập trong cá nhân mỗi học sinh. Các bài học trên lớp còn ít sự tương tác giữa người nói và người nghe, thiếu sự trao đổi trực tiếp, bày tỏ

tạo trong tư duy, tự giác trong tiếp thu kiến thức.

*Tài liệu học tập

Cho dù phương pháp giảng dạy và đội ngũ giáo viên có đổi mới đến đâu nhưng tài liệu học tập còn nghèo nàn và lạc hậu, thiếu tính cập nhật thì sự hài lòng đối với chương trình đào tạo CLC sẽ còn bị ảnh hưởng. Hiện nay, học sinh vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với khối lượng kiến thức học tập khổng lồ, ít được áp dụng vào thực tiễn nên các em sẽ cảm thấy việc học những kiến thức này là không cần thiết. Việc theo học tại chương trình CLC dường như không khác các chương trình đào tạo THPT khác vì vẫn sử dụng chung một bộ sách giáo khoa.

VỚI CHƯƠNG TRÌNH THPT CHẤT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI

Dựa trên kết quả kiểm định các tiêu chí và phân tích phương trình hồi quy trên mẫu điều tra trong chương 3 cùng kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố “Hoạt động bổ trợ”, “Nội dung chương trình đào tạo”, “Phương pháp giảng dạy”, “Đội ngũ giáo viên”, “Cơ sở vật chất”, “Học sinh” lên sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao, nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của học sinh đối với chương trình THPT chất lượng cao ở Hà Nội.

4.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH THPT CHẤTLƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI ĐẾN 2020 LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI ĐẾN 2020

4.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và tầmnhìn đến năm 2030 của Hà Nội nhìn đến năm 2030 của Hà Nội

Năm 2011, Chính Phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là những căn cứ pháp lý rất quan trọng để xây dựng và phát triển thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Theo đó, Hà Nội sẽ xây dựng và phát triển “trở thành Thành phố Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế,...”. Hà Nội cũng sẽ hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có hệ thống công sở hiện đại, với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô. Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một Thủ đô văn minh, với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có những hệ thống công trình văn hóa tiêu biểu của cả nước. Hà Nội sẽ là thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Và để hoàn thành tốt những mục tiêu đó, Hà

Hà Nội đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 là 10%/năm, thời kỳ 2016- 2020 đạt 9%/năm và khoảng 8%/năm thời kỳ 2021- 2030. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt khoảng 3.300 USD, đến năm 2020 đạt 5.300 USD và năm 2030 đạt 11.000 USD (tính theo giá thực tế). Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 10- 12%/năm thời kỳ 2011-2015 và 14-15% thời kỳ 2016-2020. Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2-7,3 triệu người, năm 2020 đạt khoảng 7,9-8 triệu người và năm 2030 đạt khoảng 9,4-9,5 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55-60% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, người Hà Nội

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH VỚI TRƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂT LƯỢNG CAO Ở HÀ NỘI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w