Thực trạng quản lý nợ và cƣỡng chế thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 72)

- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công

2.3.2.7. Thực trạng quản lý nợ và cƣỡng chế thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD.

pháp luật chưa được thống nhất và hoàn thiện. Đồng thời, đội ngũ nhân viên thực hiện xử lý vi phạm pháp luật còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ. Đây là những điểm cần khắc phục trong giai đoạn tới.

2.3.2.7. Thực trạng quản lý nợ và cƣỡng chế thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD. nghiệp NQD.

Theo quy định cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo tờ khai thuế TNDN hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Nếu đối tượng nộp thuế không nộp theo đúng hạn, sẽ bị phạt chậm nộp.

65

Khi kết thúc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết toán thuế (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu). Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế như: số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm, số thuế TNDN nộp thiếu hoặc nộp thừa… cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu sau ngày trên thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị nộp tiền phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế.

Qua quá trình quản lý thuế TNDN cho thấy: nhìn chung các doanh nghiệp ngày càng có ý thức chấp hành Luật Thuế nói chung (thuế TNDN nói riêng). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chây ì không chấp hành nộp thuế đúng thời hạn, nhiều doanh nghiệp nợ thuế sau đó bỏ trốn dẫn đến việc nợ thuế ngày càng tăng đặc biệt là khoản nợ khó thu có xu hướng tăng (tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Theo số liệu của Cục Thuế. Tổng số các khoản nợ thuế luỹ kế đến 31/12/2014: 76.064 triệu đồng. Trong đó Nợ không có khả năng thu 5.827 triệu đồng, chiếm 7,66% tổng nợ đọng; nợ có khả năng thu 29.905 triệu đồng chiếm 39,31%; nợ chờ xử lý (trừ nợ không có khả năng thu): 40.332 triệu đồng.

Bảng 2.14. Tình hình nợ đọng thuế của các doanh nghiệp NQD

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm Tình trạng nợ Tổng cộng Nợ có khả năng thu Nợ chờ xử lý (bao gồm cả nợ không có khả năng thu) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1 2011 43.361 28.210 65,0 15.151 35,0 2 2012 66.009 36.730 55,6 29.279 44,4 3 2013 67.086 28.192 42,0 38.894 58,0 4 2014 76.064 29.905 39,3 46.159 60,7

66

Số liệu trên cho thấy mặc dù số thu vẫn hoàn thành kế hoạch nhưng số nợ đọng khu vực này vẫn lớn và đặc biệt là tỷ lệ nợ đọng khó thu tăng cho thấy tiềm ẩn khả năng thất thu từ lĩnh vực này là khá lớn.

Đối với khoản nợ đọng có khả năng thu mặc dù năm 2013 có giảm so với năm 2012 nhưng nhìn chung số nợ đọng đối với loại này được xem là ổn định, Tuy nhiên điều đáng nói là nợ chờ xử lý có xu hướng tăng thêm từng năm điều này không chỉ đặt ra câu hỏi cho ngành thuế mà nợ chờ xử lý lớn và tăng lên thể hiện các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bỏ trốn, mất tích, hoặc hiệu quả kinh doanh kém có xu hướng tăng.

Bên cạnh những đơn vị nợ đọng thuế lớn và lâu như Công ty TNHH Hướng Dương (12 tỷ đồng), Công ty CP Tân Phương (trên 6 tỷ đồng), Công ty TNHH Hữu Lộc (4,6 tỷ đồng), Công ty TNHH Xuân Trường (3 tỷ đồng),... thì danh sách nợ đọng thuế tiếp tục mở rộng so với cuối năm 2013. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp có nợ đọng thuế trước thời điểm cổ phần hóa nhưng không đủ thủ tục xóa nợ, sau đó gặp khó khăn nên không có nguồn nộp thuế đã tạo ra các khoản nợ lên tới hàng tỷ đồng.

Nợ thuế còn do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, thi công các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được ngân sách thanh toán nên doanh nghiệp không có tiền để nộp thuế (trường hợp Công ty TNHH Xây dựng Hai Tây, Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng Phúc Linh)

Tuy nhiên, qua phân tích số doanh nghiệp mới nợ thì nguyên nhân chính dẫn tới nợ thuế là do doanh nghiệp cố tình trốn tránh trách nhiệm đóng nộp ngân sách. Cục Thuế tỉnh, các Chi cục Thuế các huyện, thành phố đã đôn đốc, nhắc nhở liên tục, thậm chí đã sử dụng cả biện pháp cưỡng chế nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ, cố tình để dây dưa nợ đọng thuế. Cụ thể, Công ty TNHH Hướng Dương tuần nào, tháng nào cũng được đôn đốc, nhắc nhở nhưng đến 31/12/2014 vẫn nợ thuế lên tới 12 tỷ đồng.

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên có phần do trách nhiệm quản lý, đôn đốc thu nộp thuế của một số cán bộ thuế chưa cao, chưa bám sát địa bàn, rà soát, nắm bắt cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định nhưng tiếp tục phát sinh nợ thuế. Cục thuế chưa thực hiện hết quy trình quản lý nợ và cưỡng chế thu ... Mặt khác một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về thuế; một số đối tượng bỏ trốn, mất

67

tích hoặc không còn khả năng thanh toán. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của biến động thị trường, lạm phát, lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục và chính sách giãn thuế của Nhà nước.

Những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế ở tỉnh gia tăng đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra môi trường không bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh.

Để khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện các biện pháp mạnh để thu hồi nợ đọng thuế. Cục Thuế tỉnh đã tổ chức hội nghị chuyên đề về chống thất thu, nợ đọng thuế. Qua hội nghị này, Cục Thuế đã xây dựng quy chế thực hiện và giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, cá nhân, theo từng sắc thuế, loại thuế từ năm 2013. Dự kiến, ngành Thuế sẽ đưa vào dự toán thu năm sau số lượng nợ đọng có thể thu của năm trước để ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong ngành với nhiệm vụ chống nợ đọng thuế.

Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế phối hợp với các bộ phận như Phòng Kê khai và Kế toán thuế, Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế thực hiện thống kê, xác định rõ từng trường hợp nợ thuế để từ đó có biện pháp thu nợ thích hợp; kiên quyết, xử lý những trường hợp trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế, đình chỉ hóa đơn đối với đối tượng nợ đọng thuế. Trong năm 2014, cùng với tổ chức cho 25 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn ký cam kết sẽ trả nợ, ngành Thuế tỉnh đã tiến hành cưỡng chế thu nợ thuế hàng chục trường hợp cố tình nợ đọng.

Đối với các doanh nghiệp cố tình nợ đọng thuế, Cục Thuế đã sử dụng biện pháp cưỡng chế thu nợ, đặc biệt đối với những khoản nợ thuế được phân loại, xác định có khả năng thu được. Để triển khai biện pháp cưỡng chế và cưỡng chế đạt hiệu quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Kho bạc, Ngân hàng, Công an… Thực tế các cuộc cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua cho thấy sự phối hợp, tham gia của các ngành, nhất là chính quyền địa phương chưa thực sự đồng bộ, tạo kẽ hở cho đối tượng nợ thuế đối phó.

Cùng với việc kiên quyết ngăn chặn tình trạng cố tình nợ đọng thuế, ngành Thuế đã rà soát, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thật sự khó khăn để có hướng tháo gỡ khó khăn, có cơ hội phát triển; tránh tình trạng doanh nghiệp không những không trả được nợ đọng mà số tiền bị phạt chậm nộp ngày càng cao, dẫn tới ngày càng khó khăn hơn. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ thuế phải nắm bắt đầy đủ thông tin, diễn biến hoạt động, nguyên nhân nợ đọng thuế để có biện pháp thích hợp, chống được chậm nộp thuế nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục, tiếp tục phát triển sản xuất.

68

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)