Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình “tin học hóa”, thực hiện kết nối mạng từ Cục

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế tỉnh Quảng Trị.

Dựa trên những phân tích, đánh giá về kinh nghiệm trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế Vĩnh Phúc, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế Quảng Trị. Cụ thể:

35

- Hoàn thiện cơ chế quản lý với mục tiêu đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình.

- Tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của quy trình quản lý thuế TNDN, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường triển khai mạnh mẽ cơ chế tự khai – tự nộp trong chính sách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD nói riêng.

- Thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thống mang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và quản lý rủi ro.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp các doanh nghiệp nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN như:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cụ thể xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xác minh điều tra các doanh nghiệp cố tình gian lận thuế.

- Tăng cường các giải pháp thu tiền nợ thuế như giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo cán bộ quản lý nợ thuế đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng người nộp thuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thông tin chính xác. Tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế sai, nếu phát hiện không đúng, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp không chính xác...; thực hiện phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, như: Thanh tra, Kiểm tra và Kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế.

36

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)