Doanh nghiệp NQD và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 31)

đối với các doanh nghiệp NQD.

1.2.5.1. Khái niệm.

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:”Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các họat động kinh doanh.

Trên cơ sở đó có thể hiểu tổng quát rằng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khái niệm được dùng để chỉ những đơn vị doanh nghiệp không phải do Nhà nước lập ra mà do các tư nhân thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tổ chức. Đó là các doanh nghiệp được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức khác nhau, hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Các doanh nghiệp NQD nói chung có quy mô lớn hơn kinh tế cá thể. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là tạo ra ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.

Trước đây, các loại hình doanh nghiệp NQD nước ta hiện nay bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Tuy nhiên, hiện nay, các Công ty TNHH và Công ty CP cũng có thể do nhà nước đầu tư vốn để thành lập, vì vậy, xét về các loại hình doanh nghiệp NQD thì bao gồm

24

DNTN, Công ty TNHH và Công ty CP do tư nhân đầu tư vốn để thành lập, Công ty hợp danh.

Như vậy có thể nói Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh doanh mà vốn góp là do tư nhân đóng góp và tự chịu trách nhiệm của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.5.2. Đặc điểm.

Qua nghiên cứu các tài liệu; lấy ý kiến của các chuyên gia quản lý kinh tế và đối chứng thực tiễn hoạt động của các DN NQD, tổng hợp lại cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh có các đặc điểm chính sau đây (hình 1.3):

Hình 1.3. Đặc điểm của DN NQD

Nguồn: Tác giả tổng hợp Một là: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng lớn, ngành nghề kinh doanh

đa dạng, phong phú. So với doanh nghiệp kinh tế nhà nước thì số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn nhiều, sự thay đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh nhanh chóng. Nguyên nhân chính một phần do sự nhạy bén thị trường của kinh tế ngoài quốc doanh, mặt khác chính sách chế độ nhà nước thông thoáng trong việc cấp đăng ký kinh doanh do đó số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày nhiều, điều này cũng đặt ra câu hỏi cho việc quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đặc điểm của DN NQD Số lượng lớn, ngành nghề KD đa dạng, phong phú. Mục tiêu kinh doanh hàng đầu là lợi nhuận GĐDN thường cũng là người sở hữu vốn, TS Thay đổi ngành nghề KD diễn ra nhanh hơn DNNN Chấp hành sổ sách, chế độ kế toán chậm hơn DNNN

25

Hai là: Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là

lợi nhuận.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt đạt mục tiêu là lợi nhuận, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì mục tiêu lớn nhất, hàng đầu là lợi nhuận hay nói cách khác là lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp chỉ muốn làm sao đó để đóng thuế càng ít càng tốt. Hơn nữa thuế TNDN là thuế trực thu và chịu hưởng bởi doanh thu và chi phí được trừ khi xác định. Do đó các doanh nghiệp luôn đạt ra bài toán là làm sao khi kê khai thuế TNDN phải Doanh thu tối thiểu và Chi phí tối đa.

Đặc điểm này cũng đặt ra câu hỏi cho cơ quan thuế đó là việc kê khai Doanh thu, chi phí và xác định số thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật đã đúng hay chưa?

Ba là: Giám đốc doanh nghiệp thường đồng thời là chủ sở hữu vốn và tài sản của

họ, các thành viên trong doanh nghiệp thường có quan hệ gia đình và họ hàng, việc quản lý sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mối quan hệ quen biết. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy nhiều quan hệ kinh tế không được ký kết bằng văn bản, và trong trường hợp ký kết bằng văn bản thì thời gian thực hiện không theo hiệu lực văn bản. Việc quản lý thuế TNDN đối với các giao dịch này hơn nữa việc xác định doanh thu của Doanh nghiệp này cũng là cơ sở để xác định chi phí của doanh nghiệp khác lại càng khó khăn hơn.

Bốn là: Sự thay đổi ngành nghề kinh doanh thường diễn ra một cách nhanh chóng

hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Ngành nghề kinh doanh là một trong những chỉ tiêu để xác định ưu đãi thuế TNDN. Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh thì việc xác định Thuế suất cũng như xác định các ưu đãi khác của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Năm là: Việc chấp hành sổ sách và chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp

ngoài quốc doanh kém hơn so với doanh nghiệp nhà nước.

Không chỉ có thuế TNDN mà tất cả các sắc thuế khác việc xác định kê khai thuế chủ yếu dựa vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp là cơ sở để xác định các loại thuế phải nộp. Việc chấp hành sổ sách chứng từ kế toán của doanh nghiệp kém không chỉ gây ra khó khăn cho chính doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế mà cũng là khó khăn cho công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế.

26

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)