- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công
2.3.2.6. Thực trạng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và xử phạt vi phạm hành chính.
chính.
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế; đồng thời phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế. Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Các d u hiệu doanh nghiệp có nghi v n về kê khai, tính và nộp thuế:
-Doanh thu quý này, năm này tăng, giảm quá mức so với quý trước, năm trước. -Thuế TNDN phát sinh quý này, năm này tăng giảm quá mức so với quý trước,
năm trước.
-Tờ khai sai so với số liệu cơ quan thuế quản lý.
Nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra như sau:
-Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. -Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. -Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Thứ nh t: Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra:
Cục Thuế tỉnh Quảng Trị chủ động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin của các doanh nghiệp NQD lớn, trọng điểm có số thu lớn chiếm tới hơn 60% số thu của toàn bộ khối doanh nghiệp để tập trung khai thác số thu từ những doanh nghiệp này. Tiếp tục phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm ngành nghề mang tính đặc thù như nhóm doanh nghiệp NQD về lĩnh vực xây dựng, nhóm doanh nghiệp NQD có hoạt động kinh doanh ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ tiêu thụ đặc biệt, nhóm doanh nghiệp NQD kinh doanh xe máy…Sau khi phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí nói trên và xác định có rủi ro cao về thuế, đã lập ra từng nhóm cán bộ để tập trung phân tích đánh giá chuyên sâu hồ sơ khai thuế của từng nhóm doanh nghiệp này theo đúng quy định.
Bƣớc 1: Kiểm tra tại cơ quan thuế.
Qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế đã có rất nhiều doanh nghiệp NQD tự giác khai điều chỉnh tăng số thuế phải nộp nhất là lĩnh vực kinh doanh ăn uống, khách sạn. Cá biệt có trường hợp doanh nghiệp xây dựng đã khai điều chỉnh tăng hơn 4 tỷ đồng số thuế TNDN còn thiếu. Để hiểu rõ hơn ta có bảng số liệu sau:
60
Bảng 2.12: Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại Cục Thuế
Đơn vị : Triệu đồng Năm Số hồ sơ thuế TNDN đã kiểm tra Số hồ sơ thuế TNDN đƣợc chấp nhận Số hồ sơ phải điều chỉnh Số thuế TNDN điều chỉnh tăng Số hồ sơ phải ấn định Số thuế TNDN ấn định 2011 750 622 128 7.642 0 0 2012 220 145 75 5.351 0 0 2013 980 924 56 9.760 0 0 2014 952 925 27 5.950 0 0 Cộng 2.682 2.416 266 28.703 0 0
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: số hồ sơ kiểm tra từ năm 2011 đến năm 2014 là 2.682 hồ sơ thuế, trong đó thì có 266 hồ sơ phải điều chỉnh và số thuế điều chỉnh tăng tương ứng là 28.703 triệu đồng. Như vậy là số doanh nghiệp được kiểm tra còn quá ít, mặc dù có tăng qua các năm, nguyên nhân cơ bản là do lực lượng cán bộ thuế tham gia công tác kiểm tra thuế quá ít trong khi lượng doanh nghiệp quản lý lại tăng quá nhanh. Qua các năm, hầu hết công tác kiểm tra đều cho kết quả có vi phạm khai sai hoặc khai man trốn thuế.
Cũng qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại cơ quan thuế, các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên báo cáo quyết toán thuế để phát hiện những sai sót như ghi sai tên doanh nghiệp, ghi sai mã số thuế, khai thiếu chỉ tiêu,…tiếp theo đó các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tính chính xác của số liệu trên quyết toán thuế. Cụ thể là kiểm tra đối chiếu số liệu trên quyết toán thuế với các số liệu trên tờ khai thuế TNDN năm đó, tờ khai chi tiết doanh thu và chi phí, phân tích dọc ngang, phân tích từng tỷ suất, phân loại quy mô…việc đối chiếu số liệu, phân tích như thế sẽ giúp các cán bộ thuế phát hiện những nghi vấn, sai phạm,… từ đó làm cơ sở để lập danh sách và có kế hoạch tiến hành công tác kiểm tra bước 2 tại trụ sở người nộp thuế.
Bƣớc 2: Kiểm tra tại trụ sở Ngƣời nộp thuế.
Trong bước này, đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính năm, các sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và các hồ sơ liên quan đến việc thu nộp thuế của doanh nghiệp. Tiến hành đối chiếu các số liệu, phát hiện các sai phạm
61
trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Công tác kiểm tra quyết toán thuế cần tập trung vào các yếu tố tính thuế như: doanh thu, các khoản chi phí hợp lý (ở mục các khoản chi quan trọng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương tiền công , khấu hao,…) và các khoản thu nhập khác.
Kết thúc quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra theo mẫu, trong đó phải ghi rõ tình hình kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp phải nộp số thuế còn thiếu váo NSNN. Đồng thời đoàn kiểm tra đề nghị với Cục Thuế tiến hành xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, thanh tra báo cáo quyết toán thuế của Cục Thuế Quảng Trị luôn được coi trọng. Hàng năm Cục Thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật thuế và chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về người nộp thuế, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế; tập trung kiểm tra các đơn vị có mức độ rủi ro cao, các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế như vận tải, xây dựng, các đơn vị kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, ăn uống, xuất nhập khẩu qua đường biên giới đất liền…Tổ chức kiểm tra, giám sát kê khai thuế tại cơ quan thuế, kết hợp phân tích chuyên sâu với phân tích tờ khai thuế hàng tháng nhằm phát hiện những đơn vị có nghi vấn để bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế Quảng Trị cụ thể như sau:
Bảng 2.13. Kết quả công tác thanh tra và kiểm tra các DN NQD
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số lƣợng DN NQD quản lý Kế hoạch kiểm tra, thanh tra
Tình hình thực hiện kiểm tra, thanh tra Số lƣợng doanh nghiệp Tỷ lệ DN /Số lƣợng DN quản lý (%) Tỷ lệ DN /KH thanh tra, kiểm tra (%) Số lƣợng và tỉ lệ (%) doanh nghiệp vi phạm Số tiền truy thu và xử phạt 1 2 3 4 5 6 7 8 2011 2.150 404 383 17,8 94,8 325 (84,85%) 9.832 2012 3.065 545 492 16 90,3 454 (92,27%) 19.250 2013 2.855 560 560 19,6 100 412 (75,18%) 27.449 2014 3.064 586 586 19,1 100 446 (79,07%) 36.064
62
Trong năm 2011, Cục Thuế thanh tra, kiểm tra được 383 đơn vị, chiếm 17,8% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 94,8% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Số thuế tăng thêm sau kiểm tra gần 10 tỷ đồng (trong đó kết quả xử lý đối với 14 doanh nghiệp đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch từ năm 2010 chuyển sang, số thuế tăng thêm trên 2 tỷ đồng).
Trong năm 2012, Cục Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 492 doanh nghiệp, chiếm 16% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 90,3% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện 454 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và thu hồi hoàn là 19.250 triệu đồng.
Năm 2013, Cục Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 560 doanh nghiệp, chiếm 19,6% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện 412 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và thu hồi hoàn là 27.449 triệu đồng.
Năm 2014, Cục Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 586 doanh nghiệp, chiếm 19,1% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện 446 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và thu hồi hoàn là 36.064 triệu đồng.
Các số liệu trên cho thấy Cục Thuế Quảng Trị những năm gần đây đã tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp NQD trên địa bàn, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định, trong đó đã xử lý 100% doanh nghiệp có phát hiện sai phạm, các hành vi sai phạm bị xử lý chủ yếu là: hành vi khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn. Cục Thuế đã thực hiện theo đúng quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Qua công tác thanh tra kiểm tra cho thấy những dạng sai phạm chủ yếu về thuế TNDN như sau: Không hạch toán, hạch toán không đủ doanh thu, thu nhập chịu thuế; Hạch toán doanh thu không đúng thời điểm làm giảm số thuế phải nộp do chênh lệch về thuế suất; Kết chuyến giá vốn (giá thành sản xuất) không tương ứng với doanh thu, giảm số thuế phải nộp; Hạch toán chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế sai quy định làm giảm số thuế phải nộp; Kê khai, quyết toán sai thuế suất thuế TNDN.
Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm trong việc hạch toán, kê khai, quyết toán thuế với các mức độ khác nhau, điều này dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của các sai phạm:
63
- Các doanh nghiệp đã không xác định rõ thời điểm ghi nhận, hạch toán doanh thu của các công trình, dự án do đơn vị thi công theo quy định của pháp luật thuế và chuẩn mực doanh thu; phần lớn các doanh nghiệp đều hạch toán doanh thu theo số tiền thực tế được thanh toán. Do đó, dẫn đến việc chậm kê khai, nộp thuế so với quy định.
- Do các doanh nghiệp không loại bỏ chi phí được trừ theo quy định khi xác định thu nhập chịu thuế và quyết toán thuế. Do đó, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không chính xác, làm giảm số thuế phải nộp.
- Một số doanh nghiệp chỉ hạch toán doanh thu từ 90% - 95%, trừ dự phòng giá trị cắt giảm khi quyết toán vốn đầu tư. Do đó, kê khai, xác định số thuế phải nộp không đúng với doanh thu thực tế.
- Một số doanh nghiệp chưa nắm bắt và hiểu đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, tài chính, kế toán; năng lực của một số kế toán doanh nghiệp còn yếu kém, hạch toán sai một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán; kê khai thuế sai thuế suất, sai đơn giá, sai thời điểm, sai số học...
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện cơ bản theo đúng quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục Thuế và các quy định của Luật Quản lý thuế.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác kiểm tra quyết toán thuế cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục:
- Bước kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn tiến hành chậm, làm ảnh hưởng đến bước kiểm tra báo cáo quyết toán bước 2 tại trụ sở người nộp thuế.
- Một số nội dung kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào khai báo chủ quan của doanh nghiệp:
Thời gian cho một cuộc kiểm tra hiện nay quy định là không quá 5 ngày (nếu vì lý do nào đó cần kéo dài thời gian kiểm tra thì phải xin quyết định bổ sung của cấp trên). Thời gian đó quá eo hẹp so với khối lượng công việc mà đoàn kiểm tra phải tiến hành. Chính vì thế, để đảm bảo tiến độ, không vượt giới hạn thời gian quy định, ở một số nội dung đoàn kiểm tra không có điều kiện xác minh, tìm hiểu mà phải dựa hoàn toàn vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp. Thông thường những nội dung đó là: phần vốn, tăng giảm TSCĐ, tăng giảm trích khấu hao, phần công nợ, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho…Tại một số doanh nghiệp, đoàn kiểm tra cũng không có điều kiện để tiến hành đối chiếu hoá đơn, chứng từ giữa người mua và người bán. Điều này làm cho kết quả kiểm tra không được chính xác và thực tế, mà phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, sự trung thực của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tự giác cao, chấp
64
hành pháp luật thuế thì những số liệu mà họ cung cấp có thể tin cậy được và kết quả kiểm tra sẽ có cơ sở chính xác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm, sử dụng những biện pháp tinh vi để “chế biến” số liệu để trốn thuế mà cán bộ thuế kiểm tra không sáng suốt nhìn nhận thì rất khó phát hiện được và kết quả kiểm tra sẽ khó mà chính xác được.
- Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được tiến hành thường xuyên từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, đảm bảo phần lớn các tờ khai thuế đều được kiểm tra nhưng cán bộ thuế chưa khai thác hết các thông tin trên tờ khai thuế, báo cáo tài chính của DN có tại cơ quan thuế để phục vụ cho công tác đánh giá, phân tích, kịp thời phát hiện các sai phạm. Thực hiện kiểm tra DN theo rủi ro phải dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin NNT để phân tích đánh giá, nhưng thực tế hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT chưa đầy đủ và chưa xây dựng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để lựa chọn đơn vị có rủi ro cao. Từ đó việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng của từng cán bộ thuế. Trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế, lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn quá mỏng (chỉ chiếm 14% trên tổng số công chức) so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp.
Về công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN đối với các DN NQD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận tại Cục Thuế Quảng Trị thời gian qua. Các trường hợp liên quan đến vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế, gian lận thuế được xử lý khá tốt tại địa bàn. Cục Thuế Quảng Trị đã phối hợp, tổ chức thu hiệu quả các khoản nợ thuế còn đọng lại và thực hiện đúng chương trình kế hoạch của Cục Thuế đã đề ra từ đầu năm.
Tuy nhiên, công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN đối với các doanh