- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM
3.3.2. Các biện pháp tăng cƣờng quản lý quyết toán, nộp thuế TNDN:
Vấn đề quản lý thu nộp thuế từ khâu kê khai, nộp thuế đến quyết toán thuế của các doanh nghiệp NQD là vấn đề rất quan trọng quyết định đến số thu của NSNN và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế. Các biện pháp cụ thể trong nội dung công tác này cần phải thực hiện là:
Một là, hoàn thiện việc quản lý kê khai quyết toán thuế:
Ngay từ khi kết thúc năm dương lịch, cơ quan thuế phải đôn đốc doanh nghiệp NQD thực hiện lập báo cáo quyết toán thuế. Đối với các doanh nghiệp đã có các biểu hiện sai sót, nhầm lẫn hay thiếu sót trong kê khai, quyết toán thuế trong các năm trước, cơ quan thuế cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình lập tờ khai thuế TNDN của họ. Cơ quan thuế có thể gửi các nội dung đề nghị doanh nghiệp giải trình trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nộp lại bản giải trình cùng với tờ khai vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo cơ quan thuế có thể nắm được những vấn đề cần thiết trong việc kê khai của doanh nghiệp. Đến gần thời hạn quy định, cơ quan thuế phải đôn đốc kịp thời đảm bảo 100% doanh nghiệp nộp tờ khai thuế đúng hạn. Khi nhận tờ khai, cơ quan thuế phải xem xét, phân loại tờ khai, yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa những sai sót hoặc yêu cầu giải trình thêm các chỉ tiêu một cách chi tiết hơn… Đồng thời có thể lựa chọn, xác định các trường hợp nghi vấn để thực hiện đôn đốc, kiểm tra sâu sát thường xuyên hơn, hạn chế các gian lận, thiếu sót có thể xảy ra.
81
Đối với các trường hợp ấn định thuế, cơ quan thuế cần phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện tốt việc điều tra, ấn định doanh số theo đúng quy trình quản lý thuế, đảm bảo số thuế ấn định được sát đúng với tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của họ. Hiện tại cơ quan thuế cần xây dựng mức ấn định thuế phù hợp để áp dụng cho những đơn vị không thực hiện đầy đủ các chứng từ sổ sách kế toán có mức ấn định chung để đảm bảo sự công bằng về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Hai là, kiện toàn công tác quyết toán thuế:
Việc quyết toán thuế TNDN hiện nay được thực hiện trên cơ sở các doanh nghiệp NQD lập tờ khai tự quyết toán thuế theo mẫu quy định và nộp về cho cơ quan thuế chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày hết năm tính thuế, cơ quan thuế không có chức năng phê duyệt báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp nhưng có thể kiểm tra, đối chiếu, so sánh phát hiện các trường hợp sai sót, gian lận, đề xuất lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp. Có thể nói, việc thực hiện quyết toán thuế là nội dung công tác rất quan trọng, xác định được chính xác nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo yêu cầu thu đúng, thu đủ của thuế TNDN. Tuy nhiên, việc quyết toán thuế được thực hiện khi hết năm tài chính, lại dồn vào cùng một thời điểm cho tất cả các doanh nghiệp, mặt khác các doanh nghiệp thường đến sát ngày hết hạn mới nộp quyết toán thuế, do đó công tác kiểm ra quyết toán thuế còn rất nặng nề đối với cơ quan thuế, chưa đảm bảo được yêu cầu kịp thời cho công tác này. Vì những lý do nêu trên, các biện pháp cụ thể trong công tác quyết toán thuế TNDN cần phải thực hiện là:
- Đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán thuế đúng thời hạn, khuyến khích các doanh nghiệp nộp trước thời hạn. Do yêu cầu của việc quyết toán thuế, cơ
quan thuế cần có đủ thời gian để xem xét, kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp, do vậy nếu các doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán thuế sớm sẽ giúp cho cơ quan thuế thực hiện tốt nội dung này. Vì vậy, ngay từ đầu năm cơ quan thuế nên có các biện pháp đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp lập và nộp tờ khai quyết toán thuế. Các trường hợp nộp báo cáo quyết toán thuế trước cần có chế độ khuyến khích, tuyên dương; các trường hợp nộp chậm quyết toán thuế cần phải xử phạt nghiêm theo quy định.
- Tăng cường bố trí nhân lực cho công tác kiểm tra quyết toán thuế bước 1 tại cơ quan thuế. Đây là nội dung công tác quan trọng của cơ quan thuế, việc kiểm tra quyết
82
trong quá trình kê khai, chấp hành chính sách pháp luật thuế TNDN của các doanh nghiệp NQD, từ đó có thể phát hiện những nghi vấn, những sai sót, những trường hợp cần thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, do số lượng đối tượng nộp thuế nhiều, thời gian kiểm tra quyết toán thuế và số lượng cán bộ thuế không nhiều nên việc kiểm tra bước 1 chưa thật sự đầy đủ và cụ thể mới chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp có các dấu hiệu gian lận, nợ đọng thuế lớn. Do vậy, cơ quan thuế và các cán bộ thuế cần bố trí, dành thời gian thích hợp cho công tác này. Việc lựa chọn đối tượng kiểm tra có thể được tiến hành ngay trong quá trình kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp; khi có báo cáo quyết toán thuế, cơ quan thuế sẽ tập trung vào các đối tượng đã được chú ý đó. Tuy nhiên nếu có điều kiện thì việc kiểm tra quyết toán thuế bước 1 nên thực hiện ở tất cả các doanh nghiệp NQD, không bỏ sót đối tượng nào để đảm bảo tính chính xác, công bằng hơn, kịp thời tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, hạn chế các tổn thất của nhà nước trong công tác quản lý thuế. Các nội dung kiểm tra quyết toán thuế bước 1 kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tập trung chủ yếu là:
+ So sánh, đối chiếu số liệu quyết toán thuế với số liệu trên tờ khai đầu năm, việc điều chỉnh tờ khai, nộp thuế trong năm và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp, nếu có sự chênh lệch bất hợp lý phải yêu cầu các doanh nghiệp giải trình cụ thể, rõ ràng.
+ So sánh đối chiếu các yếu tố doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế giữa năm quyết toán thuế với các năm liền kề trước đó, so sánh các số liệu với các doanh nghiệp khác cùng quy mô, ngành nghề, nếu có sự bất hợp lý, yêu cầu doanh nghiệp giải trình cụ thể.
+ So sánh, đối chiếu các khoản mục chi phí trên quyết toán thuế với các định mức, đơn giá, mức tiêu hao bình quân mà doanh nghiệp đã đăng ký và các doanh nghiệp đã thực hiện, yêu cầu doanh nghiệp giải trình thêm.
+ Xác định việc kê khai các khoản loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Kiểm tra xác định một số ưu đãi về thuế TNDN theo các tiêu thức doanh nghiệp đã kê khai đồng thời đối chiếu với các điều kiện DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Sau khi thực hiện so sánh, đối chiếu các số liệu nêu trên, cơ quan thuế tiến hành phân loại các doanh nghiệp như trường hợp không có nghi vấn, trường hợp cần làm rõ thêm, trường hợp phải thực hiện kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp. Riêng các
83
trường hợp doanh nghiệp không giải trình rõ ràng các nội dung trên, nhất định phải thực hiện kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp.