- Ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình “tin học hóa”, thực hiện kết nối mạng từ Cục
1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội.
Qua công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD Cục Thuế thành phố Hà Nội xác định việc sai phạm về thuế thường xảy ra tại các DN NQD. Vì vậy Cục Thuế đã tập trung mạnh vào nội dung thanh tra, kiểm tra thuế và đã có một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nh t, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc
giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời,
32
phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.
Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.
Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế và Bộ phận Kê khai Kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra.
Đối với công tác thanh tra, sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh, số năm chưa được thanh tra, kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.
Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.
Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.
33
Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa.
Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…
Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện [17].