PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CỤC THUẾ TỈNH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 45)

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình “tin học hóa”, thực hiện kết nối mạng từ Cục

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CỤC THUẾ TỈNH

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CỤC THUẾ TỈNH

QUẢNG TRỊ

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ. NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Tỉnh Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng có toạ độ địa lý 17010' đến 16018' vĩ độ Bắc, 106032' đến 107024' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 598 km. Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN.

Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên là 474.699,11 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 79.556,86 ha (16,76%); đất lâm nghiệp có rừng: 219.638,85 ha (46,27%); đất chưa sử dụng: 131.284,05 ha (27.66 %); trong đó có khả năng khai thác khoảng trên 60%; đặc biệt có trên 23.000 ha đất đỏ bazan. Về tài nguyên khoáng sản, Quảng Trị có đá vôi, vàng, titan, mỏ cát silic có thể sản xuất thủy tinh cao cấp và các sản phẩm vật liệu xây dựng nhân tạo. Về tài nguyên thủy sản, Quảng Trị có bờ biển dài với hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, ngư trường rộng 8.400 km2, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của đất nước và thế giới cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện tốt để phát triển du lịch.

2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Chính trị - Xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Sau 39 năm khôi phục và phát triển, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2014 đạt trên 7%; Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng

38

trong GDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,5%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 24,1%, ngành dịch vụ chiếm 37,4%.

Về cơ bản, những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của Quảng Trị có dấu hiệu giảm sút, điều này đặt ra những câu hỏi về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu là một phần nguyên nhân, và đi sâu vào là các nội dung quản lý thuế trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể như trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2014/2011

+/- %

1. Dân số trung bình (*) Người 604.671 608.172 613.655 617.806 13.135 2,17 2. TSP trên địa bàn

(GDP) (giá SS 2010) Tr.đồng 10.450.456 11.189.780 11.956.131 11.801.940 135.1484 12,93 - Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản ” 2.645.175 2.785.791 2.883.293 2.786.032 140.857 5,33

- Công nghiệp, xây dựng ” 3.986.081 4.262.501 4.599.203 4.309.003 322.922 8,1

- Dịch vụ ,, 3.819.200 4.141.488 4.473.635 4.706.905 887.705 23,24

3.Tốc độ tăng trưởng kinh

tế (GDP) % 9,5 7,1 6,8 6,7 (2,8) (29,5)

- Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản ” 3,2 5,3 3,5 3,4 0,2 6,25

- Công nghiệp, xây dựng ” 14,3 6,9 7,9 7,3 (7) (49)

- Dịch vụ ” 9,3 8,4 8,0 8,1 (1,2) (12,9)

4. Thu ngân sách trên địa

bàn tỷ đồng 1.491 1.578 1.972 2.190 699 46,9

5. Chi ngân sách địa

phương ” 5.166 6.025 6.226 5.923 757 14,65

Nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2011 đến năm 2014 tỉnh Quảng Trị

2.1.3. Hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tìm hiểu về hệ thống DN NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đề tài đi vào tìm hiểu và khai thác các nội dung liên quan đến số lượng doanh nghiệp NQD cũng như quy mô

39

về vốn, lao động, nộp ngân sách và cơ cấu phân bố theo các lĩnh vực của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cụ thể:

2.1.3.1. Số lƣợng doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Số lượng các DN thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khá lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải, ... đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bảng 2.2. Số lƣợng và cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2014

Loại hình DN NQD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % - Công ty cổ phần 1.582 66,67 2.015 60,47 2.184 60,35 2.268 60,32 - Công ty TNHH 389 16,39 612 18,37 689 19,04 706 18,78 - DNTN 402 6,94 705 21,16 746 20,61 786 20.9 Tổng cộng 2.373 100 3.332 100 3.619 100 3.760 100

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Đến ngày 31/12/2014, tỉnh Quảng Trị có 3.760 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm: 2.268 công ty cổ phần, 706 công ty trách nhiệm hữu hạn, 786 doanh nghiệp tư nhân) đã và đang được quản lý thuế.

Tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua các năm khá nhanh, năm 2011 có 2.373 doanh nghiệp đến cuối năm 2014 là 3.760 doanh nghiệp, tăng hơn 0,58 lần so với năm 2011.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng hoạt động đa dạng và phức tạp. Số lượng các DN ngày càng tăng, ngành nghề ngày một đa dạng. Cụ thể:

- Các DN NQD hoạt động SXKD ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các DN NQD đã nhanh chóng phát triển sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực, ví dụ như: Sản xuất, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là các DN NQD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, đầu tư và phát triển.

40

- Như vậy, các DN NQD phát triển mạnh và kinh doanh ngày càng hiệu quả, đóng góp một phần đáng kể vào NSNN. Trong các DN NQD thì số lượng của Công ty cổ phần là lớn nhất (chiếm 60,32% tính đến 31/12/2014).

2.1.3.2. Quy mô, cơ cấu doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Về cơ cấu thì Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất và giảm dần qua các năm: 66,67%, 60,47%, 60,35%, 60,32%. Loại hình Công ty TNHH tăng trưởng lần lượt qua các năm là 16,39%, 18,37%, 19,04% và chững lại năm 2014 với 18,78%. Doanh nghiệp tư nhân tỷ lệ tăng năm 2012 và giảm năm 2013, sau đó tăng trở lại vào năm 2014 với tỷ trọng 20,90%.

- Về cơ cấu ngành nghề: các doanh nghiệp NQD phát triển đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh. Năm 2014, công nghiệp và thương mại - dịch vụ chiếm trên 70%; các ngành như giao thông vận tải, xây dựng và một số ngành nghề khác chiếm trên 20%, gần 30%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng chung của cả nước.

- Quy mô về vốn: Vốn tăng nhanh theo quy mô DN, từ 2.373 DN năm 2011 có vốn 10.258 tỷ đồng đến năm 2013 có 3.619 DN vốn đăng ký là 22.449 tỷ đồng tăng gấp 2 lần và năm 2014 cũng tăng lên về cả số lượng và tổng vốn đăng ký. Tổng số 3.619 doanh nghiệp, có 802 doanh nghiệp (22,16%) vốn dưới 2 tỷ, 1.729 doanh nghiệp (47,77%) vốn từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ, 786 doanh nghiệp (21.72%) vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ và 302 doanh nghiệp (8,34%) vốn trên 10 tỷ.

- Giá trị sản xuất: Ổn định, năm 2011 chiếm 73,6% trên giá trị sản xuất toàn tỉnh, đến năm 2013 tỷ lệ này đạt 72,8%, và năm 2014, con số tỷ lệ này đạt xấp xỉ 72%. Như vậy, chúng ta thấy SXKD của các doanh nghiệp NQD phát triển ổn định và tạo ra giá trị sản xuất khá lớn.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của kinh tế ngoài quốc doanh.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Tổng giá trị sản xuất 21.892.077 23.519.314 25.343.770 27.093.906 Giá trị sản xuất kinh tế NQD 16.110.808 17.184.187 18.455.427 19.467.006

Tỷ lệ % 73,6 73,1 72,8 71,85

41

Như vậy, giá trị sản xuất của kinh tế NQD đều tăng và tốc độ tăng khá cao, năm 2011 là 16.110,8 tỷ đồng, đến năm 2014 là 19.467 tỷ đồng, tăng gấp gần 21% so với năm 2011.

Bảng 2.4. Tỷ lệ đóng góp ngân sách (thuế TNDN) trên giá trị sản xuất của kinh tế ngoài quốc doanh.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Giá trị sản xuất của kinh tế NQD 16.110.808 17.184.187 18.455.427 19.467.006

Thu NSNN (thu thuế TNDN) 25.602 40.413 50.218 62.727

Tỷ lệ % (Thu NSNN/GTSX) 0,16 0.24 0,27 0,32

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị

Chỉ tiêu đánh giá mức độ động viên về thuế TNDN trong giá trị sản xuất, theo Tổng Cục Thuế tỷ lệ thuế TNDN trên giá trị sản xuất ở Việt Nam từ 10%-12%. Đối với tỉnh Quảng Trị năm 2011 đến năm 2014 tỷ lệ rất thấp lần lượt 0,16%, 0,24%, 0,27% và 0,32%. Điều này phản ánh đúng thực tế, vì chính sách miễn thuế, giảm thuế TNDN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Mặc khác, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế của khu vực và thế giới từ cuối năm 2008 kéo dài đến nay và ảnh hưởng nặng nề bão lụt năm 2009.

Đóng góp ngân sách của kinh tế Ngoài quốc doanh ở tỉnh Quảng Trị rất thấp từ 2011 - 2014, do các nguyên nhân sau: Thực hiện chính sách miễn thuế, giảm thuế TNDN; Một số doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế do đó giá trị sản xuất tăng lên nhưng số thuế thu được không tăng theo cùng tỷ lệ; Quản lý của cơ quan thuế chưa sâu sát, không đúng, không đủ căn cứ tính thuế; Cố tình trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế nhưng cơ quan thuế chưa phát hiện ra.

Các DN NQD đang từng bước phát triển, tuy nhiên, việc nhận thức về công tác thuế cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác kế toán. Bên cạnh đó, công tác quản lý đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa đồng bộ. Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, số DN phát sinh ngày càng tăng, song nhiều DN không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể DN, còn một số hiện tượng DN tồn tại danh nghĩa, trốn thuế, chưa thực hiện đúng luật lao động

42

về mua Bảo hiểm xã hội cho người lao động, việc tranh chấp lao động ở một số DN chưa được xử lý kịp thời, có lúc chưa được quan tâm chỉ đạo, hiệu quả còn thấp.

2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Ngày 21/08/1990, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở sát nhập Chi cục thu quốc doanh, Chi cục Thuế công thương nghiệp và bộ phận thuế nông nghiệp của Sở Tài chính theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến – chức năng. Đây là kiểu cơ cấu trong đó có hai cấp quản lý: cấp Cục Thuế (cấp Tỉnh) và cấp Chi Cục Thuế (cấp Huyện, Thị xã, Thành phố).

Bộ máy tổ chức Cục Thuế gồm Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế (09 huyện, thị xã và thành phố Đông Hà), trong đó Văn phòng Cục Thuế có 11 phòng.

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đóng tại phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị (Hình 2.1) gồm có Cục trưởng chỉ đạo, điều hành chung các mặt công tác của Cục Thuế và 03 Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế được quy định như sau:

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)