- Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM
3.3.1. Tăng cƣờng quản lý thông tin các doanh nghiệp NQD.
Quản lý thông tin các doanh nghiệp NQD có thể chia thành 2 loại sau: - Quản lý đối với các các doanh nghiệp NQD mới thành lập.
- Quản lý đối với các các doanh nghiệp NQD cũ đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ứng với mỗi loại hình đối tượng, các giải pháp quản lý thông tin là khác nhau. Cụ thể:
* Đối với các doanh nghiệp NQD mới ra kinh doanh.
Trước hết, phải làm cho tất cả các đối tượng này hiểu họ cần phải làm gì để có thể thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình một cách hợp pháp. Đây là điều mà không chỉ có cơ quan thuế mà tất cả các cấp, các ngành hữu quan đều phải tham gia, do vậy nên tiếp tục thực hiện các nội dung công việc sau đây:
- Cần tạo ra cơ chế nhanh chóng, tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc đăng ký nộp thuế đồng thời cung cấp cho họ các thông tin về chế độ, chính sách thuế nhất là những nội dung mang tính bắt buộc phải làm liên quan đến thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Cơ quan thuế cần xây dựng một cơ chế phối hợp với các bên liên quan như các cấp chính quyền địa phương, cơ quan cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng kiểm phương tiện vận tải,… để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và phát hiện các trường hợp vi phạm để kịp thời xử lý.
- Thực hiện nghiêm minh việc xử lý vi phạm về thuế đối với các trường hợp vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế.
79
- Thực hiện tốt công tác hiện đại hoá ngành thuế trong điều kiện đối tượng nộp thuế tăng nhanh về số lượng và quy mô, ngành nghề. Ngoài việc xây dựng phần mềm quản lý thuế hiệu quả nhất ngành thuế cần cập nhật kịp thời những thay đổi và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
- Thực hiện mối quan hệ chéo giữa các cơ quan chủ quản liên quan và các cơ quan, đối tượng khác để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, các biến động và quá trình chấp hành nghĩa vụ thế của các doanh nghiệp.
- Cần có sự phân cấp hợp lý trong quản lý doanh nghiệp giữa các cơ quan thuế trong cùng địa phương, có thể phân theo địa bàn quản lý, hoặc quy mô doanh nghiệp, hoặc ngành nghề các doanh nghiệp lớn có thể do Cục Thuế quản lý, các đối tượng khác do Chi cục Thuế nơi đối tượng nộp thuế có trụ sở chính sẽ trực tiếp quản lý.
Việc phân cấp quản lý không chỉ dựa vào quy mô của các doanh nghiệp mà cần xem xét đến quá trình hoạt động kinh doanh như: những đơn vị có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, những đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản cần tập trung quản lý tại Văn phòng Cục. Vì các đơn vị có phát sinh loại hình sản xuất kinh doanh này thường hoạt động phức tạp do đó cần thiết phải để quản lý tập trung tại Văn phòng Cục để có sự kiểm tra và phối hợp tốt trong công tác kiểm tra thuế.
Bên cạnh đó, Cục Thuế cần tăng cường quản lý thông tin hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp NQD. Cụ thể: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là cơ sở để phát sinh ra các căn cứ tính thuế. Cơ quan thuế cần phải nắm bắt được các thông tin, tình hình thực tế của hoạt động này để có thể quản lý chặt chẽ, đầy đủ các căn cứ tính thuế của họ tránh các trường hợp sai sót, gian lận trong tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế. Các biện pháp cụ thể cần thực hiện là:
- Thường xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu, theo dõi được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hiện kịp thời các trường hợp chuyển đổi ngành nghề, quy mô, địa điểm, đối chiếu các chỉ tiêu trong đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định các đơn vị cần kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế hay không.
- Cần kiểm tra cụ thể các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp. Đề nghị doanh nghiệp giải trình rõ những căn cứ, khả năng mà doanh nghiệp đã xây dựng các chỉ tiêu đó. Thông qua việc kiểm tra, nắm các thông tin giải trình của doanh nghiệp, cơ quan thuế mới có thể hiểu được tình hình và khả năng sản xuất kinh doanh và việc xác định các căn cứ tính thuế của các doanh nghiệp.
80
- Thông qua tình hình tính thuế, khai thuế và nộp thuế đối với các sắc thuế khác như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế Tài nguyên,… cơ quan thuế đối chiếu so sánh với các chỉ tiêu của thuế TNDN để có sự so sánh kịp thời, phát hiện ra những bất cập hay sự biến động lớn về tình hình sản xuất, kinh doanh theo kê khai đầu năm và thực tế phát sinh trong năm để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời cho gắn với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của họ.
- Phối hợp và căn cứ các thông tin thu thập được của các đơn vị liên quan như Ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý khác để có đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc xem xét các loại báo cáo của doanh nghiệp để có những kết luận chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của họ.
- Xử lý nghiêm minh những trường hợp phát hiện ra doanh nghiệp đã cố tình che dấu, không khai báo các hoạt động của mình với mục đích giảm thấp số thuế phải nộp.