Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41)

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình “tin học hóa”, thực hiện kết nối mạng từ Cục

1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc.

Xác định công tác quản lý nợ đọng thuế và cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Chức năng quản lý nợ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo đối tượng nộp thuế nộp các khoản nợ thuế khi đến hạn phải nộp và nộp tờ khai đúng hạn. Đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng hạn. Đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để. Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác khác, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Vì vậy Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện như sau:

Thứ nh t, về công tác cán bộ: bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, khoa học đối với

những cán bộ có trình độ chuyên môn, có thâm niên nghề nghiệp, có kinh nghiệm công tác thì có thể phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có mức tuân thủ pháp luật thấp, luôn chây ỳ, nợ thuế dây dưa; Đối với những cán bộ trẻ, chưa có thâm niên, ít kinh

34

nghiệm có thể được phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có tính tuân thủ pháp luật cao.

Thứ hai, Công tác chuyên môn:

Tập trung mạnh mẽ lực lượng của Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế vào việc đôn đốc thu nợ đối với doanh nghiệp nợ thuế lớn trên 90 ngày. Tổ chức ban hành các thông báo tiền thuế nợ nhiều lần và mời đơn vị lên làm việc để đối chiếu số nợ, lập biên bản xác nhận nợ và yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết thực hiện trả nợ.

Đối với Phòng Kê khai kế toán thuế phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý Nợ và Cưỡng chế nợ thuế theo sát tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp đôn đốc kịp thời các khoản thuế phát sinh phải nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hạn chế sô nợ mới phát sinh, lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng ghi sai mục lục NSNN dẫn tới các khoản nợ ảo, lập tờ trình trình Lãnh đạo Cục đề nghị điều chỉnh nợ. Chịu trách nhiệm chính trong việc đối chiếu, điều chỉnh số nợ (nếu có sự sai sót);

Đối với các Phòng kiểm tra, thanh tra phối hợp phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế trong việc đối chiếu nợ xác định số chênh lệch, phân tích nguyên nhân lập hồ sơ chuyển bộ phận Kê khai kế toán thuế điều chỉnh kịp thời.

Đối với bộ phận Ấn chỉ, Phòng đã phối hợp thông qua việc lập danh sách các doanh nghiệp có số thuế nợ gửi bộ phận Ấn chỉ, khi doanh nghiệp lên mua hoá đơn bộ phận Ấn chỉ sẽ yêu cầu đơn vị làm việc với Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế về kế hoạch nộp các khoản nợ rồi mới bán hoá đơn.

Phối hợp với Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng hình thức đề nghị ngân hàng phong toả tài khoản: Lập danh sách các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn, kéo dài quá thời hạn nộp thuế trên 90 ngày chuyển bộ phận Kiểm tra, Thanh tra để thực hiện kiểm tra, thanh tra ngay đối với những doanh nghiệp này; Tổ chức triển khai đi thực tế các Chi cục trong việc hướng dẫn báo cáo, rà soát các khoản nợ và có thể kết hợp cùng với cán bộ quản lý nợ Chi cục trong việc đôn đốc các doanh nghiệp có nợ thuế lớn (thuộc Chi cục quản lý) [18].

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)