Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 34)

NQD.

Dựa vào kết qủa nghiên cứu các tài liệu về quản lý thuế TNDN và đối chứng với thực tiễn hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD tại các địa phương bao gồm: Các nhân tố thuộc ngành thuế và cơ quan trực tiếp quản lý thuế trên địa bàn và các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp nộp thuế.

Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD. Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN đối với DN NQD Nhân tố thuộc ngành thuế và cơ quan trực tiếp quản lý thuế. Nhân tố thuộc về các doanh nghiệp nộp thuế. Pháp luật thuế và thuế TNDN. Tổ chức bộ máy quản lý thuế. Năng lực quản lý của cán bộ thuế. Cơ sở hạ tầng quản lý thuế. Tiến trình cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế. Lãnh đạo công tác quản lý thuế của các cấp CCĐP. Ý thức chấp hành pháp luật thuế TNDN. Kết quả sản xuất kinh doanh của

27

Nội dung cụ thể của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD như sau:

* Các nhân tố thuộc ngành thuế và cơ quan trực tiếp quản lý thuế trên địa bàn.

- Pháp luật về thuế TNDN và cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế.

Pháp luật về thuế, đặc biệt pháp luật về thuế TNDN và quản lý thuế TNDN là cơ sở để thiết lập bộ máy và tổ chức các hoạt động quản lý thuế TNDN tại các địa phương trên phạm vi cả nước. Vì thế, kết quả của công tác quản lý thuế TNDN tại các địa phương trước hết và quan trọng phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiện của pháp luật về thuế và quản lý thuế TNDN. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế được chỉnh sửa và ban hành mới qua thời gian.

Ngoài ra, tiến trình cải cách hành chính thuế, rút ngắn thời gian đăng ký thuế, giảm bớt các thủ tục không cần thiết trong kê khai thuế như việc rút ngắn thời gian đăng ký thuế, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh cũng thực hiện nhanh chóng, đúng đủ việc kê khai thuế và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

- Tổ chức bộ máy quản lý thuế.

Bộ máy quản lý thuế tốt tổ chức hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban không chỉ tiết kiệm chi phí không chồng chéo mà còn tác động lớn đến kết quả thu ngân sách nhà nước. Ngành thuế đã hình thành hệ thống quản lý thuế thống nhất từ Trung Ương đến địa phương để quản lý thuế, đặc biệt đối với Cục Thuế các tỉnh. Việc tổ chức quản lý theo chức năng đã tổ chức bố trí bộ phận phòng ban quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có các Cục Thuế. Các Cục Thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Tổng cục Thuế và Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Ở cấp quận, huyện và cấp tương đương có Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế. Chi cục Thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục Thuế và Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Việc thống nhất hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về thuế không những cho phép Nhà nước quản lý thống nhất chế độ thuế trong cả nước, mà còn tạo cơ sở về mặt tổ

28

chức bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thuế.

- Năng lực quản lý của cán bộ thuế.

Có thể nói con người là trung tâm của công tác quản lý, đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao sẽ tác động rất lớn đến tình hình quản lý thuế nói chung và tình hình quản lý thuế TNDN ngoài quốc doanh nói riêng, hơn nữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thường có số lượng doanh nghiệp lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, trình độ hiểu biết pháp luật thường thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước do vậy việc bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ thuế quản lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là điểm mấu chốt

đảm bảo sự thành công trong công tác quản lý thuế.

- Cơ sở hạ tầng quản lý thuế.

Do số lượng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều, ngành nghề đa dạng, phong phú đó việc quản lý thuế cũng phải đáp ứng.

Quản lý thuế trên máy tính không chỉ giúp cho ngành thuế giảm được chi phí quản lý mà còn tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát về thuế được nhanh chóng và chính xác hơn, đảm bảo thu đúng, thu đủ thu kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Công tác quản lý thuế trên máy tính không chỉ giúp cho cơ quan thuế mà về phía doanh nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai thuế. Những năm gần đây tốc độ phát triển công nghệ thông tin cao, ứng dụng nhiều chương trình quản lý. Theo đó ngành thuế không chỉ xây dựng chương trình quản lý thuế trên máy tính của ngành như chương trình QLT đối với Cục Thuế, VATWIN đối với các Chi cục Thuế, QLT_TNCN Quản lý thuế TNCN, quản lý đăng ký thuế, TTR (Thanh tra thuế), Chương trình quản lý Ấn chỉ thuế… mà ngành thuế đã xây dựng chương trình hỗ trợ kê khai thuế HTKK, iHTKK, từng bước nâng cấp đáp ứng việc kê khai thuế cho doanh nghiệp đồng thời giảm chi phí cho việc kiểm tra thuế của cơ quan thuế.

Trước đây các tờ khai thuế phải bố trí đội ngũ cán bộ nhập dữ liệu bằng tay đến nay việc nhập dữ liệu đã thay thế bằng hệ thống mã vạch 2 chiều, bằng kê khai thuế điện tử đã tiết kiệm chi phí trong quản lý, giảm số lượng cán bộ trong công tác nhập tờ khai đồng thời tăng cường việc kiểm tra ban đầu đối với tờ khai thuế, máy tính đã tự

29

động xử lý các lỗi lôgic và một số lỗi khác giúp cho người nộp thuế khai thuế chính xác hơn.

- Lãnh đạo công tác quản lý thuế của các c p chính quyền địa phương.

Nhìn chung, sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã bao quát đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực công tác theo Luật định, tập trung vào những công tác như: Chủ động xây dựng, triển khai sớm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời có các giải pháp ứng phó ngăn chặn được suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển trong điều kiện kinh tế suy thoái điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ổn định, sản xuất có lãi, theo đó số thu ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm.

Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để duy trì tăng trưởng và đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, điều này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phân phối thu nhập trên cơ sở số thuế TNDN phải nộp hàng năm.

Công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương. Tăng cường quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, tài nguyên và môi trường; quản lý điều hành có hiệu quả công tác thu - chi ngân sách, ổn định giá cả thị trường, sự phối hợp quản lý thuế gữa cơ quan thuế trong lĩnh vực quản lý thuế đặc biệt là sự phối hợp trong công tác tuyên truyền pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thực hành việc kê khai nộp thuế ngày một tốt hơn.

* Nhân tố thuộc về các doanh nghiệp nộp thuế: Ý thức chấp hành pháp luật thuế TNDN và Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ nh t: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với doanh nghiệp nhà nước thì

ý thức tự giác chấp hành luật thuế TNDN chưa cao, thể hiện không kê khai đăng ký thuế, không nộp tờ khai thuế, không nộp tờ khai quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Một số DN NQD báo cáo số liệu không trung thực, cố tình bỏ sót doanh thu, khai tăng chi phí nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp sau quyết toán. Nhiều doanh nghiệp mua hoá đơn rồi bỏ trốn, bán hoá đơn kiếm lời (còn gọi là doanh nghiệp “ma”), một số doanh nghiệp mua bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn gây thất thu ngân sách đồng thời tiếp tay cho tham ô, tham nhũng v.v... Một số doanh nghiệp

30

NQD có hành vi chây ỳ cố tình không nộp thuế, không chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Điều này tạo ra nhiều thách thức trong công tác quản lý thuế.

Thứ hai: Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

là lợi nhuận. Do đó các doanh nghiệp chỉ muốn làm sao đó để đóng thuế càng ít càng tốt. Hơn nữa thuế TNDN là thuế trực thu và chịu hưởng bởi doanh thu và chi phí được trừ khi xác định, có nghĩa là doanh nghiệp khi nào cũng tìm cách kê khai thuế TNDN phải có Doanh thu tối thiểu và Chi phí tối đa.

Đặc điểm này đặt ra câu hỏi cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế TNDN, đó là xác định việc kê khai Doanh thu, Chi phí, xác định số thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp NQD trong khuôn khổ pháp luật đã đúng hay chưa?

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)