III. Mô hình quyết định thương hiệu của khách hàng
3. Sự xuất hiện các sản phẩm mang thương hiệu nhà bán lẻ
1.4 Xây dựng đội ngũ nhân lực
Bên cạnh việc tăng cường quảng bá hình ảnh và đầu tư công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam còn khẳng định rằng vấn đề cốt lõi của xây dựng thương hiệu đó là nguồn nhân lực bởi xây dựng đội ngũ nhân lực chính là xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp. Ngay cả ông Phạm Phú Ngọc Trai - Nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Việt Nam và Đông Dương cũng cho biết: “Đến 80-90% thành công của công ty là nhờ vào sự sáng tạo” và “con người chính là bí quyết đã làm nên thành công cho PepsiCo. Việt Nam”. Không chỉ riêng PepsiCo mà các công ty khác như P&G, Unilever, Nestle, Dutch Lady… cũng thường xuyên cũng cố đội ngũ nhân lực thông qua nhiều chương trình tập huấn, đào tạo và tuyển dụng hàng năm, đặc biệt là từ các trường đại học có tên tuổi như Bách Khoa, Ngoại Thương, Kinh Tế. Một thành tố không thể thiếu khi nhắc đến hoạt động xây dựng tài sản con người đó là môi trường làm việc. Nhờ vào kinh nghiệm kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và nguồn lực tài chính dồi dào, các công ty trên đã thiết lập những môi trường làm việc rất chuyên nghiệp cùng văn hóa kinh doanh riêng; từ đó họ dễ dàng truyền đạt giá trị thương hiệu đến nhân viên. Hiện nay, nhiều người làm việc trong những công ty tương tự như thế cảm thấy rất tự hào bởi sự nổi tiếng của thương hiệu công ty phần nào nâng cao thêm giá trị của họ.
Tuy yếu thế hơn nhiều mặt nhưng các công ty nhỏ cũng dần có những chuyển biến trong hoạt động xây dựng đội ngũ nhân viên của mình cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Thậm chí, một số công ty còn biến yếu điểm “quy mô nhỏ” thành lợi thế để triển khai những phương án và giải pháp khá linh hoạt về nhân sự.
Đối với các sản phẩm mang thương hiệu riêng, mặc dù nhà bán lẻ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhưng công tác sản xuất chính vẫn là các công ty chấp nhận hợp tác theo mô hình này thực hiện nên nguồn nhân lực nhà bán lẻ dành cho các nhãn hàng này cũng chỉ nhằm mục đích thương lượng giá cả với công ty sản xuất, kiểm tra sản phẩm đầu ra (chất lượng, bao bì, nhãn mác…). Các hoạt động
marketing để đánh bóng thương hiệu được triển khai nhờ vào nguồn nhân lực hiện có nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc trưng bày và giới thiệu. Do đó, có thể nói các nhà bán lẻ chưa thực sự tạo ra một đội ngũ nhân viên đảm nhiệm chuyên sâu tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu cho nhóm sản phẩm mang thương hiệu riêng này.