III. Mô hình quyết định thương hiệu của khách hàng
2. Hạn chế và nguyên nhân
1.1 Dân số TP.HCM ngày càng tăng
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân của Thành phố Hồ Chí Minh là 7.123.340 người, so với tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, dân số tăng thêm 2,086 triệu người, tăng 41,4% và chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Bình quân 1 năm dân số thành phố tăng 3,53%, trong khi tỷ lệ này của giai đoạn 1979-1989 là 1,63% và giai đoạn 1989-1999 là 2,36% [63]. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng dân số ở thành phố rất nhanh. Đáng chú ý nếu như trong hai thời kỳ 1979- 1989 và 1989-1999 dân số thành phố tăng chủ yếu do yếu tố tăng tự nhiên thì trong
10 năm trở lại đây dân số thành phố tăng chủ yếu là tăng cơ học. Theo Ông Đặng Minh Tâm, giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM, hiện nay dân số TP.HCM là đã hơn 8 triệu người, nếu tính theo mức tăng trưởng dân số trung bình hiện nay là 3,4% thì đến năm 2020 số lượng dân số sẽ khoảng 15 triệu người. Chưa kể, khả năng TP.HCM trong tương lai tiếp tục thu hút một số lượng người đến còn cao hơn nữa [46]. Ngoài ra, với dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành, TP.HCM vẫn là thành phố có mức độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Mức độ dân số thành thị của TP.HCM hiện cao hơn gấp đôi so với Hà Nội (40,8%). Qua đó, chứng tỏ nhu cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng nhanh sẽ rất cao bởi vì đa phần các sản phẩm này đều phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.