Các thương hiệu nổi tiếng xâm nhập ngành

Một phần của tài liệu Tầm nhìn quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh đối với thị trường bán lẻ tại việt nam (Trang 73)

III. Mô hình quyết định thương hiệu của khách hàng

3.2.1Các thương hiệu nổi tiếng xâm nhập ngành

2. Hạn chế và nguyên nhân

3.2.1Các thương hiệu nổi tiếng xâm nhập ngành

Như một tất yếu của việc gia nhập vào WTO, các thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng trên thế giới nhận thấy có nhiếu lợi thế để thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn trước đây bởi các rào cản thương mại dần được phá bỏ theo như cam kết. Là những thương hiệu quốc tế nên các chiến lược xây dựng thương hiệu của họ đã được trải nghiệm và chứng tỏ thành công trên nhiều quốc gia. Nó sẽ dẫn đến cuộc đua tranh giành vị thế thương hiêu trong nhận thức của người tiêu dùng. Các công ty sản xuất trong nước mà yếu kém về tài chính và sự sáng tạo sẽ mất dần hình ảnh thương hiệu trên thị trường.

Như đã đề cập trước đó, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thế giới cũng đang thăm dò thị trường Việt Nam để chuẩn bị thâm nhập trong vài năm tới. Điều này kéo theo hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng nhanh mang thương hiệu nhà bán lẻ mới xuất hiện với nhiều đặc trưng ưu việt hơn. Xét trong phạm vi bán lẻ, mật độ cạnh tranh giữa các nhãn hiệu riêng sẽ tăng lên đáng kể. Còn xét ở phạm toàn

ngành, cuộc đua giành giật thị trường càng trở nên quyết liệt và gay go khi đối thủ càng nhiều.

Trong khi đó, chính yếu tố “sính ngoại’ trong tâm lí tiêu dùng càng làm các thương hiệu mới này có cơ hội phát triển với tốc độ nhanh hơn. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, hiện vẫn có tới 77% người tiêu dùng trong nước ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi mức trung bình ở châu Á chỉ là 40% [51].

Một phần của tài liệu Tầm nhìn quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh đối với thị trường bán lẻ tại việt nam (Trang 73)