III. Mô hình quyết định thương hiệu của khách hàng
2. Hạn chế và nguyên nhân
1.3 Số lượng các chuỗi bán lẻ tại TP.HCM vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Tại diễn đàn “Thị trường phân phối - bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng hợp tác và phát triển” vừa diễn ra, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…) hiện mới chiếm khoảng 20% trong hệ thống phân phối. Tỷ trọng này khá thấp nếu so với các nước trong khu vực như: Philippines hiện nay là 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore đã chiếm tới 90% [40].
Đơn vị tính: %/năm
Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam so với các nước trong khu vực
“Nguồn: Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu - Mỹ”
Cụ thể tại Tp.HCM, cứ 30 nghìn dân mới chỉ có một cửa tiệm bán lẻ hiện đại trong khi theo chuẩn thì cứ 100 nghìn dân cần có một trung tâm thương mại lớn, 10 nghìn dân cần có một siêu thị và 1000 dân cần ít nhất từ 1-3 cửa hàng tiện ích [40].
Thêm vào đó, thói quen mua sắm hiện đại gia tăng từ 15% năm 2005 lên 24% vào năm 2007. Đây là kết quả nghiên cứu tại TP.HCM của công ty Taylor Nelson Sofres (TNS) về xu hướng tiêu dùng hiện đại của người Việt [4]. Công ty này cũng từng dự kiến chỉ số trên sẽ đạt khoảng 37% vào năm 2010. Thực tế cũng đã chứng minh xu hướng này vẫn tiếp tục tăng khi Sở Công Thương công bố nhu cầumuasắm trong 6 tháng đầu 2010 ở các siêu thị, trung tâm thương mại của người dân thành phố tăng đến 40% so với cùng kỳ [28]. Đây là một xu thế tất yếu ở một thành phố năng động và hiện đại như TP.HCM.
Những lí do trên tất yếu sẽ dẫn đến yêu cầu mở rộng thêm mạng lưới bán lẻ hiện đại. Cụ thể, báo cáo của CBRE tại hội thảo về mặt bằng bán lẻ ngày 12/08/2010 cho biết hiện TP.HCM có khoảng hơn 300.000 m2 diện tích bán lẻ hiện đại, đã tăng gấp đôi so với 3 năm trước và được dự báo còn tăng mạnh trong vòng 3 năm tới. Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành công ty CBRE Việt Nam cho rằng TP.HCM sẽ
có tổng cộng 1,3 triệu m2 diện tích bán lẻ đến năm 2013. Mặc dù nguồn cung tăng mạnh, song vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu [1].
2. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong chuỗi bán lẻ tại TP.HCM TP.HCM
Việc mua sắm các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong các chuỗi bán lẻ tại TP.HCM bị chi phối bởi 4 xu hướng chính được nêu trong “Vietnam grocery report” tháng 8/2010 của công ty AC Nielsen. Các xu hướng này trong năm 2010 chỉ mới bắt đầu và sẽ tiếp tục nổi trội hơn trong thời gian tới.