- Cơ cấu của thù lao lao động
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là việc thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn hoặc thông qua
điều tra thực tế để phục vụ đề tài nghiên cứu. Trong đề tài tôi thu thập số liệu từ
nguồn sau:
* Nguồn thứ cấp: Là các tài liệu, thông tin có sẵn trong các sổ sách, tài liệu tại phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính các thông tin về tình hình lao
động và công tác quản trị nhân lực. Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các sách, các báo cáo khoa học, các nghiên cứu về vấn đề liên quan đã
được xuất bản, giáo trình và tạp chí có liên quan.
* Nguồn sơ cấp: Điều tra trực tiếp bằng mẫu in sẵn phù hợp với tình hình công ty. Thu thập thông tin, số liệu bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra trực tiếp, các ghi chép có liên quan tại doanh nghiệp. Tại công ty nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý và công nhân viên về chính sách đãi ngộ lao động của công ty như chế độ lương, thưởng, phúc lợi, xử phạt và công tác đánh giá lao
động. Mỗi phòng ban, phân xưởng lấy khoảng 10% số lượng mẫu trên tổng số lao
động của phòng ban, phân xưởng đó. Đối với trưởng bộ phận và cán bộ quản lý, mỗi vị trí tương ứng với các công việc khác nhau nên tác giả tập trung đánh giá một số mặt về kỹ năng chuyên môn, công việc quản lý và một số kỹ năng khác của cán bộ quản lý trong công ty. Ở phần đánh giá, tác giả chỉđánh giá một cách khái quát chung xem các cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu công việc ở mức độ nào: chưa
đáp ứng, đáp ứng thấp, đáp ứng trung bình, đáp ứng khá hay đáp ứng tốt. Số mẫu
điều tra cán bộ, công nhân viên của công ty được thể hiện ở bảng 3.2.