- Cơ cấu của thù lao lao động
c, Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp
Hoạt động lao động tập thể sản sinh các mối quan hệ giữa người với người. Các mối quan hệ đó liên quan đến lợi ích của tập đoàn người này với tập đoàn người khác có địa vị khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất và đó chính là quan hệ lao động.
Có 2 nhóm quan hệ lao động cụ thể:
Nhóm thứ nhất: gồm các mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. Nó gồm các nội dung như: quan hệ hợp tác giữa những người lao động, giữa các tổ nhóm, các khâu trong quá trình sản xuất…
Nhóm thứ hai: gồm các mối quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong và sau quá trình lao động.
Như vậy có thể hiểu quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
Nội dung quan hệ lao động: là toàn bộ các mối quan hệ qua lại giữa các bên tham gia quan hệ lao động, có thể phân chia nội dung lao động thành các nhóm như:
Phân loại theo trình tự thời gian hình thành và kết thúc của một quan hệ lao động:
- Các quan hệ lao động thuộc thời kỳ tiền quan hệ lao động như học nghề, tìm việc làm, thử việc…
- Các mối quan hệ lao động trong quá trình lao động tức là từ khi hợp đồng có hiệu lực đến khi kết thúc.
Phân loại theo quyền lợi và nghĩa vụ của lao động:
- Các quan hệ liên quan đến quyền của người lao động như: quyền lợi vật chất; quyền được nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; quyền về hoạt động chính trị
xã hội.
- Các quan hệ liên quan đến nghĩa vụ của người lao động như: chấp hành kỷ
luật lao động, đóng bảo hiểm theo quy định, một số nghĩa vụ khác.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
2.1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp