+ Phương pháp xếp hạng luân phiên: đưa ra một số khía cạnh chính, liệt kê danh sách những người cần đánh giá, sau đó lần lượt những người giỏi nhất đến những người kém nhất theo từng khía cạnh đó. Phương pháp này đơn giản, nhưng có vẻ áng chừng, không được chính xác và mang nặng cảm tính.
+ Phương pháp so sánh từng cặp: các nhân viên được so sánh với nhau từng
đôi một về: thái độ nghiêm túc trong công việc, khối lượng công việc hoàn thành, về chất lượng công việc...
+ Phương pháp cho điểm: đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi một tiêu chuẩn chia thành năm mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc, tương ứng với số diểm từ một đến năm. Phương pháp này rất phổ biến vì nó
đơn giản và thuận tiện.
Các yếu tố để lựa chọn đánh giá gồm hai loại: đặc tính liên quan đến công việc và đặc tính liên quan đến cá nhân đương sự.
Các yếu tố khách quan đến công việc bao gồm: khối lượng và chất lượng công việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Các yếu tố liên quan đến cá nhân ñương sự bao gồm: sự tin cậy, sự sáng kiến, sự thích nghi, sự phối hợp.
Mỗi nhân viên sẽ được cho một số điểm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc sau đó sẽđược tổng hợp đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi người.
b, Thù lao lao động
- Khái niệm
Thù lao lao động là tất cả các khoản mà người lao động được nhận thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với doanh nghiệp (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm 2012, tr. 170).