Đây là một kiểu bài tập xử lý nhanh chóng và đúng đắn các lọa giấy tờ, văn bản.
* Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển
- Xác định nhu cầu đào tạo - Xác định mục tiêu đào tạo - Lựa chọn đối tượng đào tạo
- Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo - Lựa chọn và đào tạo giáo viên
- Dự tính kinh phí đào tạo - Đánh giá chương trình đào tạo
2.1.2.3 Duy trì và sử dụng hiệu quả nhân lực
a, Đánh giá nhân lực
Đánh giá nhân lực thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó đối với người lao động (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm 2012, tr. 134).
Đánh giá nhân lực là chìa khóa cho doanh nghiệp hoạch định, tuyển mộ cũng như phát triển nhân lực và đãi ngộ nhân lực. Đánh giá là một thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa, được tiến hành thường xuyên nhằm thu thập thông tin về khả năng nghề
nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân và nhu cầu đào tạo, phát triển của mỗi người.
Đánh giá nhân lực nâng cao trách nhiệm của cả hai phía: người bị đánh giá và hội đồng đánh giá. Không những người bịđánh giá có ý thức hơn về hành vi, lời nói, việc làm của mình mà những người trong hội đồng đánh giá cũng phải nâng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 cao tinh thần trách nhiệm trong việc thu thập thông tin đánh giá về người khác. Ngược lại, những đánh giá hời hợt, chủ quan có thể tạo nên tâm trạng bất bình, lo lắng, ấm ức nơi người bịđánh giá.
Sự không thỏa mãn hay hài lòng này có thể làm cho họ không tập trung tư
tưởng vào công việc, làm việc kém năng suất và hiệu quả, có khi tạo nên sự chống
đối ngầm, mâu thuẫn nội bộ và làm ảnh hưởng đến không khí tập thể.