4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñến màu sắc vỏ quả
Bên cạnh chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng thì chất lượng cảm quan cũng là một chỉ tiêu ñược người tiêu dùng rất quan tâm. Những quả vải to, màu sắc
ñẹp sẽ có khả năng bán chạy hơn trên thị trường từ ñó mang lại kinh tế, giảm thiểu chi phí cho bảo quản, giảm giá thành của sản phẩm. Ngoài ra màu sắc quả cũng là một yếu tố chính ñểñánh giá quá trình chín của quả vải. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu ñược kết quả về sự biến ñộng màu sắc của quả vải qua ñồ thị 4.4, 4.5 và 4.6 30 34 38 42 46 50 54 58 11.6.08 19.6.08 26.6.08 2.7.08 11.7.08 20.7.08 Thời ñiểm theo dõi Màu sắc vỏ quả (chỉ số L) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
ðồ thị 4.4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñến ñộ sáng vỏ quả
0 5 10 15 20 25 30 35 40 11.6.08 19.6.08 26.6.08 2.7.08 11.7.08 20.7.08 Thời ñiểm the o dõi Màu sắc vỏ quả (chỉ số a) CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5
ðồ thị 4.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñến màu sắc quả (chỉ số a)
9 11 13 15 17 19 21 23 25 11.6.08 19.6.08 26.6.08 2.7.08 11.7.08 20.7.08 Thời ñiểm th e o dõi Màu sắc vỏ quả (chỉ số b) CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5
ðồ thị 4.6. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñến màu sắc quả (chỉ số b)
Qua ñồ thị 4.4, 4.5, 4.6 chúng tôi nhận thấy ở mỗi thời kỳ theo dõi luôn có sự khác nhau về màu sắc ở mỗi công thức. Sự khác nhau này có ý ngĩa về
mặt thống kê (ở mức ý nghĩa α = 0,05), cụ thể như sau:
Chỉ số a có xu hướng tăng lên, chỉ số b có xu hướng giảm ñi. ðiều này phù hợp với quả trình chín của quả vải, trong quá trình chín quả chuyển từ
màu xanh sang vàng và sau ñó là thành màu ñỏ ñặc trưng. Tuy nhiên sự biến
ñổi có sự khác nhau ở mỗi công thức. Ở công thức ðC chỉ số a tăng và chỉ số
b giảm gần như mạnh nhất. Tại thời ñiểm sau khi xử lý 7 ngày (19/6/08), ở
CT1 các chỉ số a và b lần lượt là 5,46 và 22,86, các chỉ số tương ứng ở CT2 là 3,43 và 21,99. ðến thời ñiểm thu hoạch ngày 11/7/08, CT1 chỉ số a tăng lên
ñến 37,98, trong khi ñó chỉ số này chỉ là 29,1 ở CT2 là 29,78 ở CT3 là 31,01 và 32,49 ở CT4 và CT5. Kết quả này cho phép chúng tôi khẳng ñịnh việc xử
lý chế phẩm Kiviva và Toba ñã có tác ñộng ñến sự biến ñổi của màu sác quả
theo hướng kéo dài và làm chậm quá trình chín của quả vải. Và vải ở CT2 (xử
lý Kiviva ở nồng ñộ 0,25 g/l) có tác dụng làm chậm chín quả nhất.
Từ kết quả thu ñược chúng tôi nhận thấy vải ở CT3 và CT4 chúng tôi nhận thấy vải ở CT3 chín chậm hơn so với CT4. Như vậy chế phẩm Kiviva có tác dụng làm chậm chín, kéo dài thời gian vải trên cây hơn so với chế phẩm Toba. Sở dĩ chế phẩm Kiviva có tác dụng hơn chế phẩm Toba là do trong thành phần của Kiviva có GA3. Theo Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch (1995), Trần Thế Tục (2004), GA3 là hoocmon trẻ hoá, có tác dụng ñối với sự sinh trưởng của cây con, thúc ñẩy các cành lộc phát triển, tăng tỷ lệñậu quả, làm quả nhanh lớn, giúp cho quả chín muộn, ức chế quá trình phân hoá mầm hoa. Do vậy Kiviva có tác dụng làm chậm chín quả hơn so với chế phẩm Toba.
So sánh kết quả thu ñược giữa CT2 và CT3 chúng tôi nhận thấy khi xử
Kiviva ở nồng ñộ 0,5g/l. Như vậy với cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ chất kích thích sinh trưởng và vi lượng, nếu xử lý ở nồng ñộ cao hơn lại có tác dụng ngược lại.
ðiều này có ý nghĩa rất quan trọng ñối với người sản xuất trong việc giải quyết vấn ñề phân giải vụ thu hoạch sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
4.1.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vi lượng xử lý trước thu hoạch ñến trọng lượng quả