Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo được chấp nhận khi Cronbach Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn hoặc bằng 0.3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo (Hoàng Trong – Chu
Nguyễn Mộng Ngọc)
Kết quả phân tích Cronbach’s alpha đối với từng nhân tố được tóm tắt như sau:
• Thang đo nhân tố Thông Tin (INFO) có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.775 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Điều này cho thấy các biến trong thang đo khá gắn kết với nhau và là các biến đo lường tốt cho nhân tố thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội Facebook đối với Thông
tin (phụ lục 3a, trang xvii).
• Thang đo nhân tố Giải trí (ENTE) có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.710 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 vì vậy các biến này đều được giữ lại để tiến hành phân tích nhân tố EFA (phụ lục 3b, trang xvii)
• Thang đo nhân tố Sự không phiền nhiễu (NIRR) có hệ số Cronbach’s alpha là 0.744 lớn hơn 0.6 và các hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0.3. Các biến này đo lường tốt cho nhân tố Sự không phiền nhiễu và được giữ lại để tiến hành phân tích nhân tố EFA. (phụ lục 3c, trang xviii)
• Thang đo nhân tố Sự tin cậy (CRED) cũng có hệ số tin cậy cronbach’s alpha là 0.729 và các hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó các biến của nhân tố này cũng được giữ lạiđể tiến hành phân tích EFA. (phụ lục 3d, trang xviii)
• Thang đo nhân tố Tính tương tác (INTE) có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.672. Ta thấy biến “Nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ” (INTE2) chỉ đạt 0.268 tương quan biến tổng và nếu loại bỏ biến này thì Cronbach’s alpha tăng lên 0.682. Vì vậy biến này bị loại bỏ. Các biến kháccó chỉ số tương quan biến tổng cao hơn 0.3 (phụ lục 3e, trang xix).