Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu THÁI độ của NGƯỜI TIÊU DÙNG đối với QUẢNG cáo QUA MẠNG xã hội FACEBOOK tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 51)

Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được thực hiện sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo được hoàn thành. Trong phân tích EFA, toàn bộ các biến quan sát đều được đưa vào để phân tích cùng một lượt để nhóm các biến quan sát lại thành những nhân tố cơ bản. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá EFA là:

(1)Hệ số tải nhân tố (factor loading) là hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố, hệ số này cho biết độ chặt chẽ trong mối quan hệ giữa biến và nhân tố, hệ số càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố <0.5 sẽ bị loại bỏ.

(2)Mức ý nghĩa của kiểm định Barlett’s test of sphericity: để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tự tương quan với nhau trong tổng thể, sig. ≤ 0.05 thì có ý nghĩa là bác bỏ giải thuyết H0 của nghiên cứu, hay sử dụng phân tích nhân tố là phù hợp. (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

(3)Chỉ số Kaiser Meyer Olkin (KMO) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải > 0.50 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố mới thích hợp.

(4)Phương sai trích (percentage of variance) là phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng nhân tố. Điều đó có nghĩa là nếu coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu phần trăm và thất thoát bao nhiêu phần trăm. Phương sai trích phải ≥ 50%

(5)Chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình.

Một phần của tài liệu THÁI độ của NGƯỜI TIÊU DÙNG đối với QUẢNG cáo QUA MẠNG xã hội FACEBOOK tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)