Công tác kế hoạch hoá phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình và giao cho các địa phương làm chủ đầu tư dự án, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp xã, phường để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng.
HĐND tỉnh bố trí một phần từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển theo đúng quy định tại Điều 24, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN đề giảm áp lực trong cân đối ngân sách XDCB tập trung; đặc biệt là nhu cầu vốn đối ứng theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ( 579,929 tỷ đồng), trước mát là khoản đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh làm chủ đầu tư 22,314 tỷ đồng và các dự án đã có chủ trương và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.
Luật hoá các chính sách, chế độ; hạn chế việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Trong các Trường hợp cần thiết thì phải chuẩn bị các văn bản dưới Luật cùng một lúc với Luật để triển khai thực hiện kịp thời. Rà soát thay thế các văn bản không phù hợp, bổ sung các nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau đó phổ biến để quán triệt các chính sách chế độ đầu tư XDCB đến các cấp, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên. Nhất là những người làm chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư XDCB.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBNN các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo và nghiêm túc thực hiện việc rà soát, phân kỳ, cắt, giảm tiến độ những dự án, hạng mục chưa thực hiện được giải phóng mặt bằng, kể cả các dự án do UBNN các huyện, thị xã, thành phố quyết định đầu tư; đề xuất các giải pháp tái cấu trúc cụ thể với từng dự án để đưa vào kế hoạch đầu tư giai đoạn từ năm 2016-2020.
Ưu tiên tập trung bố trí vốn trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2013 trở về trước nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2014, năm 2015.
UBND tỉnh sớm có quy định kiện toàn các Ban quản lý dự án. Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.
Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành thông tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin về đấu thầu, chỉ định thầu, chất lượng công trình…
Hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin (xác định các thông tin báo cáo, hệ thống thu thập và xử lý thông tin). Xác định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin đối với những cơ quan liên quan.
Cùng với các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tỉnh phải có những chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao (có chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, thuế, hỗ trợ lãi suất...).
6.5. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.
Trong luận văn còn những hạn chế sau:
Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian, lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu nên mẫu điều tra cán bộ liên quan trong lĩnh vực mang tính đại diện chưa cao. Việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ làm giảm tính đại diện của kết quả nghiên cứu, cũng như các số liệu thống kê của nghiên cứu chưa hoàn toàn đủ tin cậy.
nghiên cứu định lượng còn khá mới mẻ, ngay cả trên thế giới nên việc tham khảo các mô hình nghiên cứu khác là rất hạn chế. Mô hình nghiên cứu còn phân tách khá nhiều biến độc lập cũng như biến phụ thuộc, vì vậy mức độ phù hợp của mô hình còn chưa cao.
Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình phân tích yếu tố để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chưa so sánh được với các mô hình phân tích khác để kiểm tra kết quả.
Với phạm vi nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ, do tính phức tạp đối với vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng của bản thân còn mức độ nên luận văn vẫn còn một số hạn chế; tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý các cấp, các ngành của Nhà nước, cũng như tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tóm tắt chương 6: Trên cơ sở các phân tích ở chương 4, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị trong những năm tiếp theo và thực trang công tác Quản lý và sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 - 2013, tác giả đề xuất 9 giải pháp. Các giải pháp bao gồm: công tác quy hoạch và mục tiêu kế hoạch đề ra; Chủ trương đầu tư dự án phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình dự án ĐTXDCB; Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán, tổ chức thi công; Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư XDCB; Thực hiện cơ chế dân chủ , công khai minh bạch trong đầu tư XDCB; Chủ động phát hiện tiêu cực, tham những, lãng phí trong đầu tư XDCB; Chú trong công tác đào tạo; Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Đồng thời bên cạnh những giải pháp tác giả cũng đã có những kiến nghị đối với nhà nước và địa phương. Có như vậy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn từ NSNN trong đầu tư XDCB tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung mới nâng cao và hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội. Nó là yếu tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với Quảng Trị mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong phạm vi của luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau đây:
Khái quát hoá những lý luận cơ bản về đầu tư - đầu tư XDCB, vốn - vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các chỉ tiêu được dùng để nghiên cứu. Từ đó đi sâu phân tích, tìm hiểu về những đặc trưng, phân loại, vai trò, chức năng của các khái niệm trên. Nêu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN để đạt được các mục tiêu KT-XH.
Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH của tỉnh Quảng Trị và thực trạng quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2009-2013. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN bao gồm cả định lượng và định tính.
Kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng trị. Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN là yếu tố Quản trị chi phí và yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố Quản trị giao tiếp với phương trình hồi quy cuối cùng của mô hình nghiên cứu định lượng:
HQ = 1,931 + 0,171*MT + 0,144*TG + 0,396*CF +0,195*CL -0,226*RR – 0,075*NNL+ 0,085*TM - 0,073*GT – 0,127*HN .
Để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo giám sát đầu tư, Sở Kế Hoạch và Đầu tư qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
2. Báo cáo quyết toán thu- chi NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
3. Bộ tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ quản lý sử dụng vốn ĐT-XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
4. Các kết luận thanh tra, kiểm toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua các năm 2008-2013.
5. Chính phủ (2005), Nghị định 112/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của NĐ 16/2005 NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
6. Chính phủ (2005), Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 111/ NĐ-CP ngày 29/9/2006 , hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng.
8. Cục thống kê (2008-2012), Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Trị.
9. Hồ Sỹ Chi (1986), các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Luận án TS Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Hoàng Anh Minh “Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình”, 2006
11. Lập dự án đầu tư (2005), NXB Thống kê
12. Luận án tiến sỹ kinh tế của TÔ THIỆN HIỀN “ Nâng cao hiệu quả Quản lý NSNN Tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020”, năm 2012.
13. Nguyễn Mạnh Hà ‘’ Hoàn thiện hệ thống Quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ tổng Tham mưu – Bộ Quốc Phòng’’, năm 2012 Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Long Hoa.
15. PGS.TS Vũ Duy Hào, Trịnh Thị Thúy Hồng, Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 174 (II) tháng 12 năm 2011, trang 3.
16. PGS.TS Vũ Duy Hào, Trịnh Thị Thúy Hồng, Một số giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bình Định - Lấy ví dụ ngành y tế để nghiên cứu, Tạp chíKinh tếvàPhát triển, số 167 (II) tháng 5 năm 2011, trang 13.
17. Phạm Quang Long (2007), Một số giải pháp hoàn thiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.Luận văn thạc sỹ Kinh tế- Đại học kinh tế Huế.
18. Phân tích Kinh tế dự án đầu tư (2007), NXB tài chính.
19. Quản lý dự án công trình xây dựng (2007), NXB Lao động & Xã hội. 20. Sở Kế Hoạch và Đầu tư Quảng Trị (2008-2013), Báo cáo tình hình Đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn ĐT-XDCB.
21. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở GTVT Quảng Trị (2008- 2013), Báo cáo tình hình quản lý, thẩm định, phê duyệt dự án ĐT-XDCB
22. Sở Tài chính Quảng Trị (2008-2013), Báo cáo tình hình thanh quyết toán vốn ĐT-XDCB
23. Sở Tài chính Quảng Trị (2008-2013), Báo cáo tình hình thu chi ngân sách tỉnh.
24. Trịnh thị thúy Hồng, “ Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, luận án Tiến sỹ năm 2012, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
25. Trương Quang Tứ "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới", 2007.
26. UBND Tỉnh Quảng Trị(2008-2013), Quy hoạch tổng thể, Kế hoạch phát triển KT-XH Tỉnh Quảng Trị.
TIẾNG ANH
1. A.Stoltz, M.Viljoen, Financial Management, Pearson South Africa, 2007 2. Aman Khan and W.Bartley Hildreth (2004), Financial Management theory in The Public Sector, Greenwood Publishing Group.
sector, The United States of America: An imprint of Greenwood.
4. Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska and Jim Brumby (8/2010), A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Managemen, WB,Washington, D.C, U.S.A.
5. Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c “Key project management practices affecting Singaporean firms’project performance in China”, International Journal of Project Management 27 (2009) 59–71
6. World Bank (2005), “Infrastructure Strategy in Vietnam: Cross- sectional Issues”
7. World Bank (2006) “Infrastructure at cross-roads: lesson from 20 years of World Bank Experience”.
PHỤ LỤC I: PHIẾU ĐIỀU TRA
I. THÔNG TIN CHUNG
Câu hỏi 1. Họ và tên người được điều tra:……… Tuổi……… Số năm làm việc trong lĩnh vực XDCB :
Dưới 3 năm từ 3 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm trên 10 năm
Câu hỏi 2. Trình độ học vấn: Công nhân kỹ thuật lành nghề Trung cấp Đại Học trên Đại Học
Câu hỏi 3. Đơn vị công tác:
...………
II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TRÌNH XDCB ÔNG/ BÀ ĐÃ LÀM:
Câu hỏi 1. Xin ông/ bà đánh dấu vào ô mà ông/ bà cho là thích hợp nhất với đánh giá của mình ở bảng dưới đây thang đo 5 điểm được cho từ 1 đến 5 trong đó:
1 = Điểm số thấp nhất (chất lượng thấp nhất, tần suất ít nhất, thời gian chậm nhất…) nếu ông/ bà hoàn toàn không đồng tình với vấn đề được nêu ra.
2 = điểm ít đồng tình 3 = điểm số bình thường 4 = điểm số đồng tình
5 = Điểm số cao nhất (chất lượng cao nhất, tần suất nhiều nhất, thời gian nhanh nhất…) nếu ông/ bà hoàn toàn đồng tình với vấn đề được nếu ra
STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5
I. Quản trị mục tiêu (H1)
1 Chất lượng xây lắp, cung ứng thiết bị, tư vấn..thực hiện dự án
2 Mức độ khiếu nại và tranh chấp về các dự án đầu tư
3 Mức độ thay đổi hợp đồng của dự án
STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5
những thay đổi trong dự án
II Quản trị thời gian (H2)
1 Thời gian thụ lý, phê duyệt và thực hiện tiến độ dự án đầu tư XDCB
2 Chất lượng tiến độ và thường xuyên kiểm tra 3 Cung cấp trang thiết bị đầy đủ và kịp thời cho dự
án
III. Quản trị chi phí (H3)
1 Kiểm soát chi phí trong thời kì thực hiện dự án 2 Nguồn lực tài chính cung cấp cho dự án là ổn định
không bị gián đoạn
IV Quản trị chất lượng (H4)
1 Năng lực trình độ của cán bộ quản lý dự án
2 Chất lượng và năng lực đội ngũ công nhân viên kĩ thuật thực hiện dự án cao
3 Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng công trình xây dựng
4 Mức độ tuân thủ thực hiện hợp đồng đối với các dự án đầu tư XDCB
V Quản trị rủi ro (H5)
1 Khả năng kiểm soát rủi ro về tài chính của dự án 2 Khả năng kiểm soát rủi ro bất khả kháng như thiên
tai, động đất…
3 Khả năng kiểm soát nguồn cung ứng nguồn lực