Những khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 57)

Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; năng suất, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển biến kịp theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Sự thách thức của các doanh nghiệp trong việc hội nhập kinh tế quốc tế; chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng tạo ra thấp, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật công nghệ lạc hậu... Nguồn lực trong dân cư hạn hẹp và chưa huy động tối đa cho đầu tư phát triển.

Cơ sở hạ tầng tuy có cải thiện nhưng vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế sẽ có chiều hướng gia tăng, song mức tăng tuyệt đối vẫn chưa đáng kể.

Tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh chưa mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Thời tiết khí hậu thay đổi bất thường; đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.

Bước vào thực hiện kế hoạch 2008, tình hình lạm phát đã xảy ra trên phạm vi cả nước, giá cả hàng hoá tăng cao đã ảnh hưởng xấu đến tất cả các lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh...; rét đậm, rét hại và dịch bệnh phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2008 đã tác động tiêu cực tới sản xuất trong tỉnh, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chững lại và ảnh hưởng lớn đến những thành quả mà tỉnh đã đạt được trong những năm vừa qua, nhất là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, đời sống của người nghèo và người làm công ăn lương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 57)