Thực trạng thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 66)

3.3.3.1. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo

Bảng 3.5 tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát đầu tư

Dự án Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1. DATHĐT trong kỳ Dự án 126 93 101 243 2. DATHCBĐT trong kỳ - 2 14 17 47 3. Dự án nhóm A - - - 1 1 4. Dự án nhóm B - 33 4 13 20 5. Dự án nhóm C - 270 102 87 232 6. Số dự án chậm tiến độ - 14 17 11 21 7. Số dự án đưa vào sử dụng - 71 40 25 111

8. Số dự án khởi công mới - 95 5 6 126

9. Số dự án phải điều chỉnh - 21 8 21 -

10. Số dự án thực hiện báo cáo 128/303 106 101/247 101/211

Vốn bố trí Tỷ đồng 369,62 815,051 350,886 1.195

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng dự án chậm tiến độ còn cao so với số dự án thực hiện kế hoạch trong kì một số nguyên nhân của tình trạng này như sau:

Do điều chỉnh bổ sung chi phí nhân công và máy thi công theo chính sách tiền lương mới;

Do một số loại vật liệu xây dựng có sự biến động tăng;

Do vướng mắc trong công tác GPMB, do nguồn vốn bố trí không kịp thời, và do ảnh hưởng của thời tiết mưa, bão.

Bên cạnh đó nhìn chung các dự án được đưa vào sử dụng đều hiệu quả và đảm bảo chất lượng công trình như đúng kế hoạch đầu tư.

Nhận xét chung: Tình trạng còn quá nhiều chủ dự án không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo không đảm bảo chất lượng, chậm so với yêu cầu tiến độ vẫn còn phổ biến.

3.3.3.2. Kết quả kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư và kế hoạch kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư trong giai đoạn tiếp theo đánh giá dự án đầu tư trong giai đoạn tiếp theo

Các phát hiện chính sau khi kiểm tra, đánh giá các dự án: nội dung thẩm định, phê duyệt một số báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa đầy đủ, công tác đấu thầu vẫn còn thiếu sót; chưa thực hiện việc hoàn thành các thủ tục trình phê duyệt rà soát, cắt giảm các hạng mục hoặc giãn tiến độ, phân kỳ đầu tư do không đủ nguồn cân đối; công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Bảng 3.6 Kết quả rà soát các dự án đầu tư Đơn vị: triệu đồng T T Tên dự án TMĐT được duyệt Lũy kế giá trị KL đã TH đến tháng 4/2014 Lũy kế số vốn đã bố trí đến tháng 4/2014 TMĐT dự kiến sau rà soát 1 Dự án không còn được TW bố trí vốn hoặc đã hết thời hạn bố trí vốn 1.271.937 177.483 170.254 190.913 2 Các dự án đã cơ bản xác định được nguồn vốn đầu tư

508.897 226.932 244.037 337.880

3 Các dự án huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau

414.254 113.570 90.000 306.784

4 Các dự án có quy mô lớn chỉ có thể đưa vào sử dụng khi hoàn thành các hạng mục

1.264.662 429.282 364.048 1.205.402

Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát các dự án đầu tư- Sở kế hoạch đầu tư

3.3.3.3. Đánh giá chung về công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Công tác giám sát, đánh giá các dự án được thực hiện tương đối nghiêm túc, trong đó công tác theo dõi và thực hiện các báo cáo theo chế độ định kỳ được các chủ dự án quan tâm hơn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên có sự phối hợp và hướng dẫn các Ban quản lý dự án cũng như các Chủ đầu tư và Doanh nghiệp nhằm tăng cường hoạt động giám sát dự án và thúc đẩy hiệu quả của quá trình đầu tư.

chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn nên việc giám sát, đánh giá đầu tư vẫn chưa thực hiện thường xuyên, liên tục.

3.3.4 Tình hình nợ đọng và thanh toán nợ đọng XDCB tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh diễn biến có nhiều thay đổi cụ thể trong 3 năm 2011, 2012 và năm 2013 tình hình nợ đọng XDCB được thể hiện dưới hình 3.3 sau:

Hình 3.3 Tình hình nợ đọng XDCB tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây

Qua hình 3.3 trên ta thấy tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong năm 2012 cao nhất (213.666 triệu đồng) so với 3 năm gần đây trong đó:

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: tính đến ngày 31/12/2012 các công trình, dự án do tỉnh quản lý có khối lượng thực hiện nhưng chưa có vốn thanh toán, với tổng vốn nợ là 190.566 triệu đồng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ: tính đến ngày 31/12/2012 có 01 công trình, dự án do tỉnh quản lý đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng có khối lượng thực hiện nhưng chưa có vốn thanh toán, với số nợ là 23.100 triệu đồng

Đến năm 2013, tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng giảm đáng kể còn 140.820 triệu đồng trong đó:

Đối với nguồn vốn NSNN: tính đến ngày 31/12/2013 các công trình, dự án do tỉnh quản lý có khối lượng thực hiện nhưng chưa có vốn thanh toán, với tổng nợ là 98.100 triệu đồng giảm 65,15% so với năm 2012.

Đối với nguồn vốn TPCP: số vốn nợ đọng XDCB có phần tăng lên so với năm 2012 với số vốn nợ đọng là 42.710 triệu đồng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh đó là:

Quảng Trị là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong cân đối thu-chi ngân sách, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cân đối và hỗ trợ; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, đảm bảo đời sống an sinh xã hội và phát triển kinh tế còn thiếu và yếu, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ. Do vậy, nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, rất khó khăn trong việc đảm bảo cân đối nguồn lực để thực hiện nên nhiều công trình bị kéo dài thời gian thi công dẫn đến phát sinh khối lượng (do thay đổi cơ chế chính sách Nhà nước, như: Điều chỉnh chi phí nhân công, ca máy và bù giá nguyên vật liệu…). Cụ thể như công trình, dự án kè chống sạt lở bờ sông được hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để xử lý đê, kè cấp bách, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai nhưng từ kế hoạch năm 2011 không được Trung ương hỗ trợ do đó nợ đọng đến nay chủ yếu do trượt giá.

Các công trình cấp bách, hạ tầng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: Bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, .... bắt buộc phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu cấp thiết và chính đáng cho người dân. Tuy nhiên, kế hoạch vốn bố trí không đủ để thanh toán khối lượng hoàn thành dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài. Cụ thể như: Các công trình bệnh viện tuyến huyện được Trung ương đầu tư 80% tổng mức theo đề án phê duyệt từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, 20% đối ứng từ ngân sách địa phương; tuy nhiên kế hoạch vốn TPCP đã được Trung ương hỗ trợ đủ theo đề án (chưa tính phần trượt giá) trong lúc nguồn vốn ngân sách địa phương không có khả năng đối ứng nên từ năm 2011 các công trình này không được bố trí vốn để thanh toán trả nợ khối lượng cũng như tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành. Chương trình kiên cố hóa trường học và nhà công vụ giáo viên tỉnh đã quan tâm, ưu tiên lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác

nhau như: TPCP, Chương trình MTQG, Ngân sách tập trung của tỉnh, vốn Xổ số kiến thiết và vốn phân cấp…) nhưng do nhu cầu quá lớn, một phần do khi xây dựng Đề án trình TW chưa tính đến yếu tố trượt giá nên mục tiêu của Chương trình chưa hoàn thành như đề án được phê duyệt.

Nhiều công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đã nhiều năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành các thủ tục phê duyệt quyết toán công trình theo đúng quy định tại Điều 19 và Điều 21, Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính nên không có cơ sở để thanh toán khối lượng thực hiện còn lại, dẫn đến nợ đọng kéo dài.

Một số chủ đầu tư vẫn chưa nhận thức được tinh thần của Chỉ thị 1792/CT-TTg và Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên để đơn vị thi công công trình vượt quá kế hoạch vốn được bố trí gây ra nợ đọng XDCB.

Việc rà soát, cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ đầu tư dự án mặc dù đã được Trung ương, tỉnh chỉ đạo bằng nhiều văn bản và thông qua các cuộc họp báo nhưng nhìn chung chưa được các Chủ đầu tư triển khai thực hiện nghiêm túc, tâm lý vẫn trông chờ được bổ sung nguồn vốn để đầu tư.

Qua kết quả giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, tình hình bố trí kế hoạch vốn trả nợ ở một số địa phương chưa được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định, chưa ưu tiên bố trí vốn để trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, vẫn bố trí vốn cho công trình chuyển tiếp và khởi công mới trong lúc chưa hoàn thành việc trả nợ.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân mang tính đặc thù của nguồn vốn, cụ thể như sau: (1) Việc phân bổ vốn đối ứng cho các dự án ODA chưa kịp thời. Nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện các hoạt động của dự án theo cam kết với nhà tài trợ là rất lớn (đặc biệt là các dự án kết thúc trong năm 2013) trong khi mức vốn thực tế bố trí chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu; (2) Ngân sách của địa phương quá hạn hẹp, không đủ cân đối cho các dự án đầu tư trên địa bàn do đó không thể bố trí đủ vốn đối ứng theo trách nhiệm và tỷ lệ tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh.

Tóm tắt chương 3: Chương 3 đã trình bày thực trạng hiệu quả quản lý nguồn ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Chương 3 cũng đã nêu được những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Nhằm mục tiêu xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của tỉnh Quảng Trị. Việc khảo sát này giúp tác giả có một “bức tranh tổng thể” về công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của tỉnh.

4.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình như sau:

Hình 4.1.Quy trình nghiên cứu

Mô hình và thang đo sơ

bộ Cơ sở lý

thuyết

Thảo luận nhóm tập trung

Triển khai thu thập dữ liệu

Kiểm định các hệ số của mô hình đảm bảo mô

hình là phù hợp

Sử dụng công cụ SPSS phân tích tương quan và hồi quy đa biến

Đưa ra các nhận xét đánh giá Đưa ra các kiến nghị, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giải pháp Phân tích các

kết quả của mô hình

Mô hình và thang đo hiệu chỉnh Xác định kích

Sau khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu và dựa vào các mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với cơ sở lý luận, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ĐTXDCB từ ngân sách NN của tỉnh:

4.2. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả đã đưa ra các giả thiết nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:

Quản trị mục tiêu… sẽ tác động tích cực (dấu tác động “+”), góp phần hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị thời gian … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị chi phí… sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị chất lượng … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị rủi ro … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị nguồn nhân lực … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị thu mua … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị giao tiếp … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quản trị hội nhập … sẽ ảnh hưởng tích cực (dấu tác động “+”) tới công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

4.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Liên quan đến mô hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có ở một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đưa ra các mô hình nghiên cứu cụ thể như:

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Long Hoa và nghiên cứu của Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c “Các hoạt động quản lý chính ảnh hưởng đến dự án các công ty Singapore ở Trung Quốc”, Basoo quốc tế về Quản lý dự án 27 (2009) 59–71. Theo nghiên cứu này, mô hình có 9 nhóm yếu tố độc lập (quản trị mục tiêu, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thông tin liên lạc, quản trị rủi ro, quản trị mua sắm và hội nhập) ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án ( gồm 6 biến phụ thuộc Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6 ).

Qua nghiên cứu mô hình của các tác giả trên, kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng ở chương 3 tác giả đã xây dựng mô mình các yếu tố tác động đến công tác nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm 9 yếu tố đó là: quản trị mục tiêu, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị giao tiếp, quản trị rủi ro, quản trị thu mua và hội nhập) .

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Quản trị mục tiêu (H1)

Quản trị thời gian (H2)

Quản trị giao tiếp (H8)

Quản trị hội nhập (H9)

Quản trị thu mua (H7) Quản trị nguồn nhân lực (H6) Quản trị chi phí (H3) Quản trị chất lượng (H4) Quản trị rủi ro (H5)

Hiệu quả quản lý vốn dự án đầu tư

Như vậy mô hình nghiên cứu gồm có 6 biến phụ thuộc và 9 nhóm yếu tố bao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 66)