KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39)

2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh

vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi Trường của khu vực này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đúng

góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐT XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các Trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nước ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.

2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Với nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao, các nước phát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan... là những nước sử dụng có hiệu quả VĐT XDCB hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần [31].

Trung Quốc: Tập trung xây dựng tuyến đường sắt dài 10.900 km xuyên qua Trung Á đến cảng Rosterdam (Hà Lan) để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu đến thị trường Trung Á và Tây Âu.

Thẩm Quyến là một trung tâm kinh tế tài chính phát triển của Trung Quốc. Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: thông xe, thông biển, thông tin,.. Vì vậy, cơ sở hạ tầng đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc… và thủ tục thuận lợi đã nhanh chúng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. Đến năm 1993, VĐT vào đặc khu Thẩm Quyến lên tới 60 tỷ đô la.

Singapore: Chính phủ Singapore đã dành một lượng VĐT thích đáng từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động, hiện đại hoá ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông.

Nhà nước Singapore rất quan tâm đến việc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít, nên việc sử dụng đất hết sức tiết kiệm và phải được tối ưu hoá. Vào những năm 1960, Chính phủ đã thực hiện chính sách trưng thu đất nằm trong diện quy hoạch dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường cho chủ đầu tư theo giá thị trường.

Ngày nay, Singapore là một trong những nước có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại nhất thế giới. Cảng biển Singapore đã trở thành cảng lớn thứ 2 sau cảng Rosterdam (Hà Lan). Sân bay quốc tế của Singapore được xếp vào hàng sân bay tốt nhất của thế giới cả về phương tiện và thời độ phục vụ. Hệ thống giao thông đường cao tốc đi lại vô cùng thuận tiện. Dịch vụ viễn thông Singapore rất hiện đại với cước phí rẻ, nhiều công ty trên thế giới đã chọn Singapore làm trụ sở của họ để thiết lập các đầu mối thông tin và dữ liệu cho hoạt động kinh doanh ở khu vực châu Á Thời Bình Dương.

Nhật Bản: Nền kinh tế Nhật Bản phát triển từ những năm 1960-1961, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, Trường học, bệnh viện.

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tham khảo hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước cho tỉnh Quảng Trị

Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.

Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bán VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT.

Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT. Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn. Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.3.1 Nghiên cứu của nước ngoài: 2.3.1 Nghiên cứu của nước ngoài:

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Long Hoa và nghiên cứu của Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c “Các hoạt động quản lý chính ảnh hưởng đến dự án các công ty Singapore ở Trung Quốc”, Basoo quốc tế về Quản lý dự án 27 (2009) 59– 71

Theo nghiên cứu này, mô hình có 9 nhóm yếu tố độc lập (quản trị mục tiêu, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thông tin liên lạc, quản trị rủi ro, quản trị mua sắm và hội nhập) ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án ( gồm 6 biến phụ thuộc Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6 ).

Kết quả của nghiên cứu trên như hình sau:

a Sở Xây dựng, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore 117566, Singapore, 4 Architecture Drive b Cục Quản lý Xây dựng. Đại học Tsinghua, Beijing 100084,Trung Quốc

c Công ty Dragages Singapore Pte., 19 Keppel Road, #10-00, Singapore 089058, Singapore

Hình 2.1 Kết quả nghiên cứu của Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

2.3.2.1 Luận án Tiến sỹ của tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng về vấn đề “ Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa tỉnh Bình Định” năm lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa tỉnh Bình Định” năm 2012. Đã đưa ra mô hình như sau:

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quản lý NSNN trong đầu tư XDCB

Các biến quan sát được đưa ra trong mô hình của tác giả như sau:

Vềluật cácquy định liên quan trong quảnlý chi NSNN trong đầu tưXDCBtrênđịabàntỉnhBình Định

Gii thích biến:

a1: Có sự kiểm tra và cân đối trong hệ thống luật giữa lập pháp và hành pháp. a2: Các dự thảo luật được tham khảo ý kiến các cấp.

a3: Các yêu cầu về hiệu quả và hiệu lực của các văn bản luật đã triển khai. a4: Luật và các quy định không hạn chế ý kiến đúng góp của các sở ban ngành.

a5: Tính toàn diện của luật và các quy định.

a6: Các khoản dự toán chi vượt quá thu ngân sách thì minh bạch và hợp lệ. a7: Quản lý ngân sách thì được thực hiện như luật và các quy định đã đề ra. a8: Luật có ràng buộc được các điều chỉnh trong quá trình chấp hành ngân sách.

a9: Dự toán ngân sách năm sau không căn cứ vào năm trước hay phù hợp với năm trước.

a10: Cơ quan ngân sách cấp trên thường không khen thưởng đối với cơ quan tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước.

a11: Có sự thưởng phạt đúng mức cho các chương trình hay dự án kém hiệu quả.

Về chính sách ngân hàng và lập kế hoạch chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định

Gii thích biến:

b1: Chính sách và kế hoạch cung cấp một khung nguồn lực cho chi đầu tư XDCB.

b2: Chính sách và kế hoạch liên kết giữa kế hoạch thu và mục đích chi XDCB.

b3: Khung kế hoạch có được công khai và phổ biến rộng rãi.

b4: Khung kế hoạch được cập nhật thường xuyên (hàng năm, kỳ trung hạn). b5: Các chính sách của chính quyền địa phương thì có thể sử dụng được và rõ ràng trong từng lĩnh vực đầu tư XDCB.

b6: Quy trình chính sách thì có thể định hướng cho bất kỳ chương trình chi cho đầu tư XDCB.

b7: Chính sách và kế hoạch đầu tư XDCB được liên kết chặt chẽ với ngân sách hàng năm. Có khả năng ảnh hưởng đến các chính sách và các quyết định.

b8: Các xung đột về nhu cầu chi và khả năng ngân sách được giải quyết một cách kịp thời.

b9: Các nhu cầu đầu tư XCDB cấp thiết của các đơn vị sử dụng ngân sách thì được ưu tiên và được thực hiện phù hợp nguồn lực sẵn có.

b10: Có thông tin để thuận lợi cho các quyết định quan trọng trong đầu tư XDCB và tăng tính minh bạch và tính toán các kết quả.

b11: Người có thẩm quyền được cung cấp thông tin đáng tin cậy cho việc ra quyết định của họ.

Về lập dự toán chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Gii thích biến:

c1: Quy trình dự toán ngân sách là một chuổi logic và chặt chẽ.

c2: Kinh tế vĩ mô, dự báo thu NS, trần NS và chi NS cho đầu tư XDCB thì được liên kết với nhau.

c3: Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 39)