Hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 34)

2.1.6.1. Khái niệm về hiệu quả quản lý VĐTXDCB

Hiệu quả VĐT XDCB hiểu một cách chung nhất biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích của VĐT XDCB và khối lượng VĐT XDCB bán ra nhằm đạt được những lợi ích đó. Lợi ích của VĐT XDCB thể hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu xã hội của sản phẩm do VĐT XDCB bán ra, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Lợi ích kinh tế của VĐT XDCB thể hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của quá trình đầu tư XDCB nhằm thoả mãn chủ yếu các nhu cầu vật chất của xã hội. Do đó lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi cán cân thương mại, ở mức độ lợi nhuận thu được, ở sự thay đổi chi phí sản xuất…

Lợi ích xã hội của VĐT XDCB, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thực hiện các mục tiêu xã hội khác như mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, văn hoá xã hội…Theo đó lợi ích xã hội của VĐT XDCB còn bao gồm những sự thay đổi về điều kiện sống và điều kiện lao động, về môi trường, về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và quyền bình đẳng…Dựa vào quá trình quản lý đầu tư XDCB ta thấy: từ khi có VĐT, tiến hành thực hiện đầu tư sẽ tạo một khối lượng tài sản cố định. Khi các TSCĐ này được sử dụng (giai đoạn khai thác dự án) sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhất định. Lợi ích của VĐT chỉ xuất hiện khi mà sản phẩm hàng hoá dịch vụ được sử dụng thoả mãn nhu cầu theo mục tiêu đã định.

2.1.6.2. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB

Việc đo lường đánh giá hiệu quả VĐT trở nên rất cần thiết đặc biệt là đối với nền kinh tế kém phát triển có mức thu nhập thấp như nước ta.

Lợi ích của VĐT mang lại bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Biểu hiện của lợi ích kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường…

Lợi ích xã hội biểu hiện lợi ích chính trị, quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hoá, tăng cường sự bình đẳng và quyền lợi của các quốc gia dân tộc.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý, người ta thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu về vốn đầu tư, về thời gian thực hiện đầu tư, về chất lượng của công trình XDCB và về lợi ích của dự án (mức độ hài lòng từ chủ đầu tư và từ công chúng). Chủ yếu là sai lệch giữa dự toán và quyết toán, giữa kỳ vọng (kế hoạch) và thực tế:

Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả đầu tư chung

Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức:

ICOR=I/GDP (1)

Hay I=ICOR x GDP

Trong đó:

+ ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội; + I: là vốn đầu tư;

+ GDP: mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội.

Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa VĐT(I) so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).

Hệ số ICOR đúng vai trò rất quan trọng trọng việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu VĐT theo các mô hình kinh tế.

Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy rõ sự gia tăng VĐT đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp; ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.

Hiệu suất vốn đầu tư: Hiệu suất VĐT biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa GDP và VĐT trong kỳ được xác định theo công thức:

Hi = GDP/I (2)

Trong đó: + Hi: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ; + GDP: Tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ; + I: Tổng mức VĐT trong kỳ.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư

Các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư Hiệu quả hoạt động đầu tư =

Tổng VĐT thực hiện

Công thức này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân của tổng VĐT đã bán ra trong một thời kỳ so với thời kỳ khác (hoặc so với định mức chung). Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với kết quả thu được, kết quả đầu ra nhiều thì hiệu quả đạt được cao. Nó có thể được định lượng thông qua các chỉ tiêu như: Giá trị TSCĐ tăng thêm, số km đường, số nhà máy nước, điện, số m2 nhà tăng thêm…

Để tính hiệu quả vốn đầu tư tài sản cố định tăng thêm có thể dùng công thức hệ số thực hiện vốn đầu tư:

H = FA/I (4)

Trong đó: + H: Hệ số thực hiện VĐT;

+ FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ; + I: Tổng số VĐT trong kỳ.

Hiệu suất tài sản cố định: Hiệu suất TSCĐ ký hiệu (Hfa) biểu hiện sự so sánh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:

H (fa) = GDP/FA (5)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ nào đó, một đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội.

TSCĐ là kết quả do VĐT tạo ra, do đó hiệu suất TSCĐ phản ánh một cách khái quát hiệu quả VĐT trong kỳ. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vĩ mô.

Hệ số thực hiện vốn đầu tư: Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng VĐT bán ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức sau:

H0 = FA/I (6)

Trong đó: + H0: Hệ số thực hiện VĐT;

+ FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ; + I: Tổng số VĐT trong kỳ.

Theo cách tính này hệ số VĐT càng lớn biểu hiện hiệu quả VĐT càng cao.

2.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, luận văn tham khảo chủ yếu dựa trên hai nghiên cứu của:

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà “ Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc Phòng”, năm 2012,

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Long Hoa và nghiên cứu của Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c“Key project management practices affecting Singaporean firms’project performance in China”, International Journal of Project Management 27 (2009) 59–71. Các yếu tố gồm:

Quản trị mục tiêu: là một quy trình cần thiết để đảm bảo rằng tất cả những công việc cần thực hiện được thực hiện thành công trong thời gian và ngân quỹ cho phép.

Quản trị thời gian: Là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm việc xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án.

Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác định của toàn dự án. CĐT, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Quản trị chi phí: Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dự toán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu tư. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng công

trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các mức thiết kế và các quy định của Nhà nước.

Quản trị chất lượng : là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình.

Quản trị rủi ro: Khi thực hiện dự án sẽ gặp những yếu tố rủi ro mà chúng ta chưa lường trước được, quản lý rủi ro nhằm tận dụng tối đa những yếu tố có lợi không xác định giảm thiểu tối đa những yếu tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.

Quản trị nguồn nhân lực: Là việc quản lý nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm việc quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án.

Quản trị giao tiếp (thông tin liên lạc): Là việc quản lý nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.

Quản trị thu mua: Là việc quản lý nhằm sử dụng những hàng hoá, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu.

Quản trị hội nhập: là việc thể hiện tính linh hoạt và khả năng đáp ứng thích ứng của các nhân viên và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đầu tư XDCB.

2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh

vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi Trường của khu vực này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đúng

góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐT XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các Trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)