Đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 107)

nhà nước đầu tư cho XDCB vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

Sử dụng tối ưu nguồn vốn NSNN còn có nghĩa cần và biết huy động các nguồn vốn khác, VĐT trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp.

Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình.

Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phương (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ương cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là yếu tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư XDCB.

Trước mắt, mọi dự án đều phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản.

Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật.

Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng luật Ngân sách, cụ thể là hai dòng Ngân sách đầu tư XDCB và chi thường xuyên cần được quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả quản lý sử dụng vốn Nhà nước chi cho XDCB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 107)