Về bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 99)

khác.

Đến năm 2015 có 100% đô thị, khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dịch vụ du lịch được thu gom, xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị thiết bị giảm ô nhiễm; 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được xử lý. Đến năm 2020 phấn đấu thu gom, xử lý 100% rác thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.

6.2.2. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, chú trọng tạo nguồn quỹ đất để đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Thực hiện tốt xã hội hoá trong việc đầu tư kiên cố hoá trường học, đề án xây dựng vỉa hè, hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương… phấn đấu tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 - 2020 hoàn thành các chương trình mục tiêu dự án đầu tư ưu tiên cho tất cả các lĩnh vực theo nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011.

Việc đầu tư xây dựng công trình phải có trọng tâm, trọng điểm, chống đầu tư dàn trải; quan tâm đầu tư với những vùng còn khó khăn. Tích cực giải quyết nợ tồn động trong đầu tư XDCB.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn đối với các cơ quan đơn vị trực thuộc, đảm bảo việc thực hiện đầu tư theo đúng trình tự thủ tục quy định, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB.

6.3. CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Từ những nghiên cứu thực tế và kết quả mô hình nghiên cứu ở mục 4.3.4 (Chương 5) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN và phân tích yếu tố, cũng như đưa ra một số mô hình nghiên cứu trước về quản lý và sử dụng vốn theo nhiều hướng khác nhau ở Chương 5 đã cho

chúng ta thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ĐTXDCB tỉnh Quảng Trị, mỗi yếu tố khác nhau có tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là khác nhau. Tác giả luận văn đề xuất các giải pháp để quản lý tôt các yếu tố đã nghiên cứu như 1.Quản trị mục tiêu; 2.Quản trị thời gian; 3.Quản trị chi phí; 4.Quản trị chất lượng; 5.Quản trị rủi ro; 6.Quản trị nguồn nhân lực; 7.Quản trị thu mua; 8.Quản trị giao tiếp; 9.Quản trị hội nhập để công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB tại địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày hiệu quả hơn.

6.3.1. Về công tác quy hoạch và mục tiêu kế hoạch đề ra

Đẩy mạnh công tác lập, rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng các quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược và đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH.

Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các phường, xã và quy hoạch ngành. Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện theo quy định.

Xây dựng kế hoạch đầu tư, các chương trình dự án phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, trước mắt hoàn chỉnh các chương trình, đề án, dự án đã có chủ trương để tích cực làm việc với Chính phủ và cá Bộ, ngành nhằm tranh thủ nguồn vốn từ TW lòng ghép nguồn vốn địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh.

6.3.2. Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh dự án đầu tư phải phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. án đầu tư phải phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư đảm bảo trình tự, thủ tục theo các quy định. Các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã cần rà soát kỹ, đề xuất lựa chọn những dự án thật sự cấp bách, cần thiết để đề xuất chủ trương đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, danh mục dự án xem xét kỹ bước chủ trương đầu tư và đề xuất bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và đề xuất bố trí vốn đầu tư. Kiểm soát

chặt chẽ phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án ngay từ khâu tham mưu chủ trương đầu tư bảo đảm theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt.

Việc điều chỉnh dự án đầu tư phải đảm bảo hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn và khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ. Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức , cá nhân trong từng khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư các dự án không thuộc các trường hợp được phép điều chỉnh theo quy định

Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: bố trí vốn đầu tư phù hợp cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong XDCB.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành.

Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các ngành, vùng.. hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế.

Xác định rõ nguồn lực, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phát huy xã hội hoá đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích thực hiện xã hội hoá đầu tư xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn NSNN.

Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc kiểm soát phạm vi, mục tiêu, quy mô của từng dự án. Người ký quyết định đầu tư không xác định rõ nguồn vốn và khả năng cấn đối được nguồn để thực hiện dự án phải chịu trách nhiệm về tổn thất gây ra.

6.3.3. Về cơ chế quản lý các dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình dự án ĐTXDCB án ĐTXDCB

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng; xác định rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quá trình đầu tư.

Tổ chức tốt công tác đấu thầu, tăng nhanh tỷ lệ dự án đấu thầu rộng rãi ở các khâu tư vấn, thi công và giám sát.

Kiện toàn, sắp xếp lại, đào tạo, tăng cường trang bị nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế hoạt động từ đơn vị hành chính sự nghiệp sang đơn vị tự chủ hạch toán đối với các Ban Quản lý dự án; đảm bảo các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án phải đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý theo quy định của pháp luật xây dựng.

Xây dựng cơ chế tiết kiệm (mức giảm giá) đối với các công trình, dự án được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu theo quy định; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương làm cơ sở cho việc lập dự toán, quyết toán công trình xây dựng.

Tiến hành sắp xếp, rà soát lại quy mô, các hạng mục, tiến độ thực hiện, nguồn vốn bố trí đối với các dự án để đảm bảo cân đối được nguồn vốn thực hiện trong thời gian quy định theo đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của các dự án, thông báo đến từng hạng mục công trình, từng gói thầu, ưu tiên bố trí vốn cho các hạng mục đã hoàn thành, các hạng mục chuyển tiếp; không bố trí các hạng mục mới khi các hạng mục chuyển tiếp chưa bố trí đủ vốn; Đối với các công trình, dự án đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhưng các chủ đầu tư không tiến hành quyết toán theo đúng quy định hoặc không thanh toán vốn tạm ứng thì kiên quyết không bố trí vốn cho các công trình khởi công mới và không tiếp tục bố trí vốn đối với các công trình chậm thanh toán hoàn trả tạm ứng.

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, việc chấp hành quy trình, quy phạm, kiểm định chất lượng xây dựng các công trình nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

6.3.4 Công tác tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổ chức thi công toán, tổ chức thi công

Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; xây dựng áp dụng quy chế tuyển chọn cơ quan tư vấn thẩm định dự án trên cơ sở cạnh tranh rộng rãi, chú trọng sử dụng tư vấn quốc tế đối với các công trình trọng điểm.

Tăng cường thẩm định về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát. Xác định rõ trách nhiệm của chủ quản đầu tư, chủ dự án, tư vấn thiết kế; thẩm định dự án; cá nhân, đơn vị tổ chức thi công.

Rà soát các tổ chức tư vấn về năng lực chuyên môn và tư cách chủ thể, sắp xếp chuyển sang hoạt động độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về thiết kế và chất lượng công tác tư vấn

Đăng tải các thông tin cụ thể về các đơn vị tư vấn, năng lực thiết bị kỹ thuật và quản lý của các đơn vị thi công trên các phương tiện thông tin, nhất là trên trang thông tin điện tử của tỉnh.

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án.

6.3.5 Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư

Công tác đền bù GPMB phải hoàn thành mới được phép triển khai dự án đầu tư, tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ.

Tỉnh cần tập trung chỉ đạo sát sao, kiên quyết với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là Ban giải phóng mặt bằng tái định cư thuộc UBND tỉnh. Không cho thực hiện những dự án mà phương án GPMB di dân không khả thi.

Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm để từ đó áp dụng cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong

phạm vi bị ảnh hưởng tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng VĐT cho dự án.

Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo.

Tích cực chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác GPMB, tập trung ưu tiên GPMB các dự án, công trình trọng điểm như công trình mở rộng QL1A..vv, Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác GPMB đến tận người dân; Kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, những đối tượng xúi giục, kích động nhân dân làm trái chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thể hiện công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời những địa phương, đơn vị, tổ chức cá nhân nỗ lực thực hiện tốt công tác GPMB.

6.3.6 Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng cơ bản

Cải cách hành chính, nghiêm túc thực hiện quy chế “Một cửa” liên thông, hiện đại, theo hướng đi vào thực chất nhằm chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác đầu tư.

Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo hướng “liên thông”, rà soát, loại bán những thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.

6.3.7 Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng cơ bản dựng cơ bản

Công khai, minh bạch hoá quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch VĐT (vốn kế hoạch tập trung, vốn sự nghiệp), danh mục dự án công trình đầu tư; thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư để cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị.

Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB.

6.3.8 Về chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và xử lý nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản

Nghiêm túc thực hiện các quy định của luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đến quyết toán ngân sách.

Các ngành, địa phương, đơn vị, chủ đầu tư phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư XDCB đối với dự án, công trình do ngành, địa phương, đơn vị thực hiện.

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai minh bạch về địa điểm, nguồn vốn, thời gian, đơn vị xây dựng; phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công chức, các đoàn thể xã hội trong việc giám sát công tác XDCB.

Tăng cường giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân để phát hiện tham nhũng, lãng phí.

Không được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với cac gói thầu chưa được bố trí vốn. Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn và theo tiến độ, kế hoạch vốn dược giao. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, phải tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định Điều 58 và Điều 59 của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 99)