MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 75)

Liên quan đến mô hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có ở một số đề tài của các tác giả trong và ngoài nước đưa ra các mô hình nghiên cứu cụ thể như:

Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật Long Hoa và nghiên cứu của Florence Yean Yng Ling a,*, Sui Pheng Low a, Shou Qing Wang b, Hwee Hua Lim c “Các hoạt động quản lý chính ảnh hưởng đến dự án các công ty Singapore ở Trung Quốc”, Basoo quốc tế về Quản lý dự án 27 (2009) 59–71. Theo nghiên cứu này, mô hình có 9 nhóm yếu tố độc lập (quản trị mục tiêu, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thông tin liên lạc, quản trị rủi ro, quản trị mua sắm và hội nhập) ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án ( gồm 6 biến phụ thuộc Y1, Y2, Y3, Y4, Y5, Y6 ).

Qua nghiên cứu mô hình của các tác giả trên, kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 2 và thực trạng ở chương 3 tác giả đã xây dựng mô mình các yếu tố tác động đến công tác nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm 9 yếu tố đó là: quản trị mục tiêu, quản trị thời gian, quản trị chi phí, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị giao tiếp, quản trị rủi ro, quản trị thu mua và hội nhập) .

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Quản trị mục tiêu (H1)

Quản trị thời gian (H2)

Quản trị giao tiếp (H8)

Quản trị hội nhập (H9)

Quản trị thu mua (H7) Quản trị nguồn nhân lực (H6) Quản trị chi phí (H3) Quản trị chất lượng (H4) Quản trị rủi ro (H5)

Hiệu quả quản lý vốn dự án đầu tư

Như vậy mô hình nghiên cứu gồm có 6 biến phụ thuộc và 9 nhóm yếu tố bao hàm có 37 biến quan sát và được biểu diễn hàm như sau:

f (HQ) = f(H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9)

Trong đó: HQ: là biến phụ thuộc

Các biến H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8, H9 là các yếu tố độc lập ảnh hưởng tới biến phụ thuộc:

4.3.1. Quản trị mục tiêu (H1):

Chất lượng xây lắp, cung ứng thiết bị vật tư, tư vấn... thực hiện dự án (H11); Mức độ khiếu nại và tranh chấp giữa các dự án đầu tư (H12);

Mức độ thay đổi hợp đồng của dự án (H13);

Tần suất giám sát thực hiện dự án để xác định những thay đổi trong dự án (H14);

4.3.2. Quản trị thời gian (H2):

Thời gian thụ lý, phê duyệt và thực hiện của tiến độ (H21); Chất lượng tiến độ và thường xuyên kiểm tra (H22);

Cung cấp Đầy đủ và kịp thời trang thiết bị cho dự án (H23);

4.3.3. Quản trị chi phí (H3):

Kiểm soát chi phí trong thời kì thực hiện dự án (H31);

Nguồn lực tài chính cung cấp cho dự án là ổn định, không bị gián đoạn (H32);

4.3.4. Quản trị chất lượng (H4):

Năng lực trình độ của cán bộ quản lý dự án (H41);

Chất lượng và năng lực đội ngũ công nhân viên kỹ thuật thực hiện dự án là cao (H42); Mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng về chất lượng công trình xây dựng (H43); Mức độ tuân thủ thực hiện theo hợp đồng đối các dự án đầu tư XDCB (H44).

4.3.5. Quản trị rủi ro (H5):

Khả năng kiểm soát rủi ro về tài chính (H51);

Khả năng kiểm soát nguồn cung ứng nguồn lực (H52); Khả năng kiểm soát các vấn đề rủi ro trong lao động (H53); Khả năng kiểm soát rủi ro chuyển giao công nghệ (H54); Khả năng kiểm soát rủi ro về thiếu cơ sở hạ tầng (H55);

Khả năng kiểm soát rủi ro bất khả kháng như thiên tai, động đất.(H56);

4.3.6. Quản trị nguồn nhân lực (H6):

Đảm bảo phát huy hiệu quả hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án (H61);

Đầy đủ biên chế theo quy định của pháp luật (H62);

Mức độ làm việc nhóm của các nhân viên dự án cao (H63);

Mức độ khen thưởng cho nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao (H64);

4.3.7. Quản trị thu mua (H7):

Quản lý quá trình sử dụng thu mua những hàng hoá, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án là chặt chẽ (H71).

4.3.8. Quản trị giao tiếp (H8):

Mối quan hệ giữa thành viên trong dự án (H81);

Mối quan hệ giữa chủ dự án đầu tư và chủ sở hữu dự án (H82);

Chất lượng thông tin liên lạc giữa các thành viên dự án được đáp ứng (H83); Đảm bảo việc truyền đạt, thu thập trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án (H84).

4.3.9. Quản trị hội nhập (H9):

Tính linh hoạt và khả năng thích ứng của nhân viên (H91);

Ảnh hưởng môi trường bên ngoài như kinh tế, chính trị, văn hóa...vào dự án (H93).

Biến phụ thuộc HQ: Hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB

HQ1: Hiệu quả ngân sách (chi thực tế so với ngân sách) 1 = chi quá ngân sách > 5%; 3 = chi bằng ngân sách; 5 = chi thấp hơn ngân sách >5%)

HQ2: Hiệu quả tiến độ (so với kế hoạch) (1 = chậm tiến độ 1–5%; 5 = đúng tiến độ; 5 = sớm hơn so với tiến độ >5%)

HQ3: Hiệu quả về chất lượng (chất lượng kĩ thuật và tay nghề) (1 = không như mong đợi; 3 = như mong đợi; 5 = hơn mong đợi)

HQ4: Hài lòng chủ sở hữu (chất lượng dịch vụ) (1 = không như mong đợi; 3 = như mong đợi; 5 = hơn mong đợi)

HQ5: Lợi ích (từ cung cấp dịch vụ) (1 = không như mong đợi; 3 = như mong đợi; 5 = hơn mong đợi)

HQ6: sự hài lòng của công chúng (với dự án) (1 = không như mong đợi; 3 = như mong đợi; 5 = hơn mong đợi)

Các biến quan sát được xác định bằng việc khảo sát đánh giá cho điểm. Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert 5 điểm.

1 = Mức thấp nhất; 5 = Mức cao nhất

Trong mô hình có tổng cộng 37 biến quan sát (thang đo Likert 5), như vậy phải có tối thiểu là 37 x 5 = 185 mẫu dùng được trong tổng số phiếu khảo sát. Các phiếu khảo sát này được thu thập bằng cách gửi qua hòm thư điện tử, phỏng vấn trực tiếp các Cán Bộ Quản lý tham gia trực tiếp quản lý các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

4.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Nó giúp đo lường mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau.

Về giá trị của Cronbach alpha, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, Tập 2 tr24) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng giá trị này từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lái trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Trong nghiên cứu này, hầu hết các thang đo đều được tham khảo từ nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), do đó tác giả chỉ sử dụng những thang đo mà hệ số Cronbach alpha đạt giá trị từ 0,7 trở lên.

Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 bị coi là biến rác và loại khỏi thang đo.

4.4.2 Phân tích yếu tố

Phân tích yếu tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích yếu tố giúp thu gọn các biến quan sát thành những nhóm biến, các biến trong nhóm có quan hệ mật thiết với nhau, mỗi nhóm đo lường một yếu tố riêng; các biến quan sát có thể bị tách ra hay nhập vào thành những nhóm mới so với mô hình ban đầu.

Trong nghiên cứu này, phương pháp yếu tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant); các tham số thống kê quan trọng trong phân tích yếu tố gồm có:

Hệ số tải yếu tố - Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các yếu tố.

Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi yếu tố. Những chỉ số yếu tố có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các yếu tố có Eigenvalue < 1 sẽ bị loại khái mô hình.

Phương pháp phân tích yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Component Analysis với phép quay Varimax with Kaiser Normalization.

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố. Trị số của KMO đủ lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích yếu tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích yếu tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Phương sai trích Variance explained criteria: tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

4.4.3 Phân tích tương quan và hồi quy đa biến

Sau khi xây dựng các thang đo thích hợp, tiến hành phân tích ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, chạy mô hình hồi quy đa biến.Mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa có dạng như sau:

HQ = β0+ β1*H1 + β2*H2 +β3*H3 +β4*H4 +β5*H5 + β6*H6 + β7*H7 + β8*H8 + β9*H9 + ut

Trong đó:

HQ: Hiệu quả của công tác quản lý sử dụng vốn ĐTXDCB từ vốn NSNN; H1 – H9: Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; β0 –β9: Hệ số; ut: Phần dư

4.5 THANG ĐO VÀ MÔ TẢ CÁC BIỂN NGHIÊN CỨU.

Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị được mô tả cụ thể ở bảng dưới đây.

Bảng 4.1. Mô tả chi tiết biến tác động đến hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5

I. Quản trị mục tiêu (H1)

1 Chất lượng xây lắp, cung ứng thiết bị, tư vấn..thực hiện dự án tốt hay xấu

2 Mức độ khiếu nại và tranh chấp về các dự án đầu tư nhiều hay ít

3 Mức độ thay đổi hợp đồng của dự án nhiều hay ít 4 Tần suất giám sát thực hiện dự án để xác định

STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5

những thay đổi trong dự án thường xuyên hay không

II Quản trị thời gian (H2)

1 Thời gian thụ lý, phê duyệt và thực hiện tiến độ dự án đầu tư XDCB nhanh hay chậm

2 Chất lượng tiến độ và thường xuyên kiểm tra 3 Cung cấp trang thiết bị đầy đủ và kịp thời cho dự

án

III. Quản trị chi phí (H3)

1 Kiểm soát chi phí trong thời kì thực hiện dự án 2 Nguồn lực tài chính cung cấp cho dự án là ổn định

không bị gián đoạn

IV Quản trị chất lượng (H4)

1 Năng lực trình độ của cán bộ quản lý dự án

2 Chất lượng và năng lực đội ngũ công nhân viên kĩ thuật thực hiện dự án cao

3 Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng công trình xây dựng

4 Mức độ tuân thủ thực hiện hợp đồng đối với các dự án đầu tư XDCB

V Quản trị rủi ro (H5)

1 Khả năng kiểm soát rủi ro về tài chính của dự án 2 Khả năng kiểm soát rủi ro bất khả kháng như thiên

tai, động đất…

3 Khả năng kiểm soát nguồn cung ứng nguồn lực 4 Khả năng kiểm soát các vấn đề rủi ro lao động 5 Khả năng kiểm soát rủi ro trong quá trình chuyển

giao công nghệ vào dự án

STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5

hiện dự án

VI Quản trị nhân lực( H6)

1 Đảm bảo phát huy hiệu quả hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án đầu tư 2 Đầy đủ biên chế đối với các công nhân viên dự án

theo quy định pháp luật

3 Mức độ làm việc nhóm trong dự án cao

4 Mức độ khen thưởng đối với các nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao

VII Quản trị thu mua (H7)

1 Quản lý quá trình sử dụng thu mua hàng hóa, vật liệu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án đầu tư XDCB là chặt chẽ

VIII Quản trị giao tiếp (H8)

1 Mối quan hệ giữa các thành viên trong dự án 2 Mối quan hệ với chủ đầu tư dự án và chủ sở hữu

dự án công trình

3 Chất lượng thông tin liên lạc giữa các thành viên dự án được đáp ứng

4 Đảm bảo việc truyền đạt thông tin, thu thập trao đổi một cách hợp lý từ các tin tức cần thiết cho việc thực hiên dự án

IX Quản trị hội nhập(H9)

1 Tính linh hoạt và khả năng thích ứng của nhân viên trong dự án

2 Mức độ ưu tiên thực hiện của các dự án đầu tư theo quá trình hội nhập kinh tế

3 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như kinh tế, văn hóa, chính trị… tới việc dự án đầu tư XDCB

STT Vấn đề nêu lên 1 2 3 4 5 X Hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB (HQ)

1 Chi ngân sách đúng theo hợp đồng dự án đầu tư. 2 Tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo đúng kế hoạch 3 Chất lượng kĩ thuật và tay nghề của các công nhân

viên thực hiện dự án cao

4 Sự hài lòng của chủ sở hữu dự án đầu tư được đáp ứng

5 Lợi ích kinh tế - xã hội thu được từ các dự án đầu tư XDCB

6 Sự hài lòng của người dân về các dự án công trình xây dựng.

4.6 MẪU NGHIÊN CỨU

Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, là các chuyên gia, cán bộ quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị . Đồng thời cũng kết hợp nguyên tắc cách đều trong danh sách tổng số người cho đến khi đủ số lượng mẫu.

Quy mô mẫu, vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 2008) trong phân tích yếu tố quy mô mẫu nên từ 4 hay 5 lần số biến cần quan sát.

Kết luận: Do vậy trong đề tài này có tất cả 37 biến quan sát và 9 biến phụ thuộc (tổng là 46 biến ) cần tiến hành phân tích yếu tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 46 x 5 = 230. Như vậy để đảm bảo tính khách quan và tính khả thi của đề tài cần khảo sát

và căn cứ vào danh sách có được số lượng mẫu tác giả dự kiến là 230. Kết quả của quá trình này là tác giả tiến hành phát ra 223 phiếu điều tra, tác giả thu về 203 phiếu quan sát hợp lệ và có 20 phiếu không hợp lệ, vì vậy tác giả sẽ thực hiện các kĩ thuật phân tích định lượng dựa trên số mẫu là 203.

4.7. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI VÀ THU THẬP DỮ LIỆU 4.7.1. Thiết kế bảng câu hỏi 4.7.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Xây dựng thang đo: Khi xây dựng các thang đo lường cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng của thang đo lường. Đánh giá một thang đo lường dựa trên cơ sở 4 tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)