3.1.2.1. Những thuận lợi
Nền kinh tế- xã hội tỉnh sau hơn 15 năm đổi mới đã tạo được nền tảng quan trọng, làm tiền đề cơ bản cho bước phát triển tiếp theo.
Tiềm năng, lợi thế của tỉnh đã được khơi dậy và bước đầu phát huy có kết quả như cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu cho chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch.
Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế trên địa bàn tăng lên đáng kể; hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thuỷ lợi... sẽ phát huy tác dụng tích cực trong những năm tới.
Khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là từ doanh nghiệp, nhân dân, vốn FDI, ODA, NGO... có chiều hướng tăng.
kinh tế- xã hội trên địa bàn. Đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hiệu quả hoạt động của bộ máy các cấp, các ngành, trình độ đội ngũ cán bộ công chức đã được nâng lên, đúc rút được những kinh nghiệm quý trong cơ chế thị trường.
3.1.2.2. Những khó khăn
Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; năng suất, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển biến kịp theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Sự thách thức của các doanh nghiệp trong việc hội nhập kinh tế quốc tế; chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng tạo ra thấp, quy mô nhỏ bé, kỹ thuật công nghệ lạc hậu... Nguồn lực trong dân cư hạn hẹp và chưa huy động tối đa cho đầu tư phát triển.
Cơ sở hạ tầng tuy có cải thiện nhưng vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế sẽ có chiều hướng gia tăng, song mức tăng tuyệt đối vẫn chưa đáng kể.
Tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh chưa mạnh. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Thời tiết khí hậu thay đổi bất thường; đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.
Bước vào thực hiện kế hoạch 2008, tình hình lạm phát đã xảy ra trên phạm vi cả nước, giá cả hàng hoá tăng cao đã ảnh hưởng xấu đến tất cả các lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh...; rét đậm, rét hại và dịch bệnh phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2008 đã tác động tiêu cực tới sản xuất trong tỉnh, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chững lại và ảnh hưởng lớn đến những thành quả mà tỉnh đã đạt được trong những năm vừa qua, nhất là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, đời sống của người nghèo và người làm công ăn lương.
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 - 2013 giai đoạn 2009 - 2013
3.2.1.1. Công tác thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị
Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Trị đã chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành Thuế, Hải quan, Tài chính tăng cường công tác quản lý thu NSNN, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực giữa các sở, ngành liên quan nhằm tập trung nhanh các khoản thu vào NSNN.
Đối chiếu, phân chia chính xác các nguồn thu cho NSNN các cấp, cung cấp số liệu , kịp thời cho các cấp chính quyền địa phương. Kết quả tổng thu giai đoạn 2009 - 2013 thể hiện qua bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1 Kết quả thu NSNN qua KBNN của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Thu nội địa 611,339 748,445 927,694 1.011,650 1.166,964
2. Thu khác 2.857,566 3.357,686 4.803,562 5.544,584 5.826,241
3. Thu từ XNK 198,650 385,912 562,984 566,541 888,905
Tổng thu 3.667,555 4.492,043 6.294,240 7.122,775 7.882,110
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu- chi KBNN tỉnh Quảng Trị)
Qua bảng số liệu trên cho thấy Tổng thu NSNN năm 2009 thực hiện qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến 31/12/2009 là 3.667,555 triệu đồng tăng 20% so với năm 2008; năm 2010 (đến 31/01/2011) thực hiện qua Kho bạc bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 4.492,043 triệu đồng tăng 22,5% so với năm 2009 ; năm 2011 tổng thu NSNN là 6.294,240 triệu đồng, tăng 40,1% so với năm 2010; tổng thu NSNN qua KBNN( đến ngày 22/01/2013) năm 2012 là 7.122,775 tỷ đồng 122,3%
so với dự toán giao đầu năm; năm 2013 (tính đến 31/12/2013) tổng thu NSNN là 7.882,110 tỷ đồng đạt 108,41% dự toán năm đầu năm. Qua đó cho thấy tổng thu qua các năm đều đạt cao hơn so với các dự toán đầu năm.
Biểu đồ tổng thu NSNN giai đoạn 2009 - 2013 tỉnh Quảng Trị được minh họa dưới hình 3.1 sau:
Hình 3.1 Tổng thu NSNN trên địa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013
3.2.1.2 Công tác chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Bảng 3.2 Số liệu chi NSNN các cấp qua KBNN tỉnh Quảng Trị 2009-2013
Đơn vị: Triệu đồng CÁC CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 1. Chi NSTW 905,368 1.015,339 1.215,543 1.357,258 1.589,223 2. Chi NS Tỉnh 988,679 1.336,248 1.895,446 2.851,185 3.115,758 3. Chi NS Huyện 819,843 985,253 1.464,514 1.863,258 2.294,515 4. Chi NS xã 185,564 219,456 299,625 449,458 508,945 TỔNG CHI 2.899,454 3.556,296 4.875,128 6.521,159 7.508,441
(Nguồn: Báo cáo hằng năm KBNN Quảng Trị)
Qua số liệu trên cho ta thấy số chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng chi năm 2010 là 3.556,296 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 22,65%, năm 2011 (4.875,128 triệu đồng) tăng 37,08% so với năm 2010 (3.556,296 triệu đồng), năm 2012 (6.521,159 triệu đồng) tăng 33,76% so với năm 2011, năm 2013 (7.508,441
triệu đồng) tăng 15,14% so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm lại có xu hướng tăng chậm, cụ thể tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 37,08% khá cao so với tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là 4,5%, nguyên nhân là do Chính phủ có những biện pháp thắt chặt chi tiêu công kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô.
Hình 3.2 Biểu đồ số liệu chi NSNN tỉnh Quảng Trị 2009-2013
Kết quả chi XDCB NSNN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 -2013 như sau:
Bảng 3.3 Kết quả chi đầu tư XDCB từ NSNN do địa phương quản lý của tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2009 - 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Chi đầu tư XDCB
1. Dự toán 180.000 187.500 271.600 302.750 317.994
2. Quyết toán 242.458 298.530 422.123 479.168 508.450
3. So sánh QT/DT 135% 159% 155% 158% 159%
(Nguồn: Quyết toán hằng năm HĐND Quảng Trị)
Qua bảng trên cho thấy quyết toán chi và dự toán chi đầu tư XDCB có chiều hướng tăng qua các năm. Sự chênh lệch lớn nhất giữa Quyết toán và dự toán trong giai đoạn từ năm 2009-2013 là năm 2010 và 2013 (159%) và nhỏ nhất năm 2009 (135%).
Cũng từ bảng trên cho thấy giá trị Quyết toán luôn cao hơn rất nhiều so với giá trị dự toán, cho thấy tình trạng quản lý vốn ĐTXDCB còn nhiều bất cập và đây là một trong những thực trạng thất thoát vốn trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN.
3.2.2 Tình hình phân bổ nguồn vốn và thực hiện kế hoạch đầu tư từ NSNN Bảng 3.4 Tình hình thực hiện giải ngân nguồn vốn NSNN Bảng 3.4 Tình hình thực hiện giải ngân nguồn vốn NSNN
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1. NV XDCB tập trung 150,01 153,6 1.112,7 280,226 348,933 2. NVTW hỗ trợ và CTMT 520,49 700,6 557,15 1514,19 815,83 3. NV ODA 130 145 150 180,000 167,000 4. NV TPCP 450,0 446,7 235 238,409 271,707 5. NV giải ngân khác 150,0 178,5 230 231,995 282,986 Tổng 1.400,5 1.479,4 2.134,846 2.264,82 1.719,46 (Nguồn: NSNN tỉnh Quảng Trị)
Qua bảng trên cho thấy kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch XDCB năm 2010 tính đến 31/12/2010, tổng giá trị giải ngân của tất cả các nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý là 1.479,4 tỷ đồng, đạt 72,2%KH; Năm 2011, tính đến ngày 31/12/2011, tổng giá trị giải ngân các nguồn vốn ước tính đạt 2.134,846/2.199,494 tỷ đồng, đạt 97,06% kế hoạch; năm 2012, tổng số vốn được giao đến thời điểm báo cáo (30/11/2012) là: 2.264,82 tỷ đồng, so với số vốn được HĐND tỉnh giao đầu năm (1.310,9 tỷ đồng) thì kế hoạch vốn năm 2012 đã tăng thêm được 953,92 tỷ đồng (tăng 72,8%), bằng 102,9% kế hoạch vốn của cùng kỳ năm 2011 (là 2.016,309 tỷ đồng), trong đó vốn được bổ sung trong năm 2012 chỉ bằng 88,1% so với cùng kỳ năm 2011. Kết quả giải ngân vốn đầu tư tính đến hết ngày 31/12/2013, giá trị giải ngân được 1.719,46/1.998,22 tỷ đồng, đạt 86,05% KH, so với số vốn được HĐND tỉnh giao (1.634,201 tỷ đồng) thì kế hoạch vốn năm 2013 đã tăng thêm được 364,019 tỷ đồng (tăng 22,28%) nhưng mới chỉ bằng 92,33% kế hoạch vốn của cùng kỳ năm 2012 (là 2.164,122 tỷ đồng). Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013 của tỉnh được bố trí tập
trung hơn, đã ưu tiên bố trí cho các dự án đã hoàn thành và các dự án chuyển tiếp, hạn chế tối đa các dự án khởi công mới. Tổng số dự án đã được bố trí vốn kế hoạch 2013 là 211 dự án (Bao gồm các nguồn: NSCĐ, ĐGQSD đất, hỗ trợ có mục tiêu, TPCP), giảm 36 dự án so với năm 2012; trong đó có 27 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng 06 dự án; 45 dự án cơ bản hoàn thành, giảm 22 dự án; 90 dự án chuyển tiếp, giảm 36 dự án; 49 dự án khởi công mới, tăng 25 dự án. Quá trình phân bổ vốn trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng bố trí để trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ NSNN CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
3.3.1 Thực trạng giải ngân thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Thực trạng quản lý giải ngân vốn đầu tư XDCB được xem xét qua các khâu cơ bản gồm: đăng kí giải ngân, kiểm soát thanh toán vốn, quyết toán và tất toán. Thực trạng các khâu cụ thể như sau:
Một là, đăng ký và chuyển nguồn vốn để giải ngân. Chủ đầu tư sau khi nhận được thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm (đối với dự án TW) và quyết định phân bổ kế hoạch vốn năm (dự án địa phương) có trách nhiệm phân khai kế hoạch vốn đầu tư của dự án mình quản lý theo tính chất kinh tế kỷ thuật vốn bao gồm xây lắp, thiết bị và chi khác gửi cơ quan KBNN. Công việc này từ năm 2004 trở về trước trong quản lý ở địa phương được giao cho Sở Kế hoạch thông báo cơ cấu vốn đầu tư sau khi chủ đầu tư làm việc (trình các hồ sơ và công văn liên quan), nếu thay đổi cơ cấu vốn phải làm thêm một số thủ tục cần thiết khác với sở Kế hoạch. Từ năm 2005 đến nay, cải cách hành chính đó ba bước này mà giao cho chủ đầu tư phân khai và đăng ký vốn với KBNN, đồng thời quá trình thực hiện trong năm được phép điều chỉnh các đăng ký ban đầu trong phạm vi dự án và thông báo kế hoạch vốn để phù hợp với tình hình thực tế.
Tính chính xác của đăng ký kế hoạch thanh toán vốn cũng hạn chế (nhất là những tháng, quý đầu năm chỉ thực hiện được 50-60% so với kế hoạch đăng ký) do công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của chủ đầu tư chưa chi tiết và chưa sát thực tế và tính khả thi thấp. Kế hoạch này thường bao gồm cả vấn đề thanh toán cho khối lượng hoàn thành và vốn cấp tạm ứng. Thế nhưng trong hướng dẫn chung
của Bộ Tài chính thiếu mất cả phần tạm ứng theo chế độ. Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của chủ đầù tư chưa cao (chưa có chế tài) để góp phần vào thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB trong đó có việc điều hành nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
KBNN sau khi nhận được đăng ký kế hoạch vốn theo quý từ chủ đầu tư, tổng hợp đăng ký vốn thanh toán cho đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu với sở Tài chính (nếu là dự án địa phương quản lý); với KBNN TW(nếu là dự án TW quản lý) vào cuối quý trước. Tuy vậy do thực tế phát sinh (bổ sung kế hoạch thường xuyên của các dự án trong năm), KBNN cũng cứ đăng ký các đợt bổ sung theo nhu cầu phát sinh.
Việc thông báo chuyển mức hoặc chuyển vốn từ sở Tài chính, bộ Tài chính về KBNN sau khi nhận được báo cáo đăng ký nhu cầu thanh toán vốn từ các đơn vị Kho bạc và căn cứ vào dự toán ngân sách năm, phương án điều hành ngân sách quý được cải tiến.
Hai là, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và CTMT. Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các dự án cùng trình nằm trong phạm vi của kế hoạch đó giao của cấp có thẩm quyền; đó có nguồn cơ quan tài chính và KBNN cấp trên cho phép, đó đủ các điều kiện hồ sơ để cấp vốn tạm ứng hoặc thanh toán. Tuy nhiên lại phải tuân theo khá nhiều chế độ hiện hành khác nhau cho từng loại vốn: vốn XDCB tập trung; vốn CTMT; vốn ODA, vốn TPCP...
Ba là, quyết toán và tất toán vốn đầu tư XDCB và CTMT. Quyết toán vốn đầu tư XDCB NSNN có hai hình thức là các chủ thể đều phải liên quan: đó là quyết toán niên độ ở cơ quan kiểm soát thanh toán vốn (KBNN và cơ quan cho vay) và quyết toán vốn đầu tư XDCB công trình hoàn thành (ở chủ đầu tư).
Tình hình quyết toán các dự án hoàn thành thường chậm so với quy định (nhóm A 12 tháng; nhóm B 9 tháng; nhóm C 6 tháng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng) nhất là các chủ đầu tư kiêm nhiệm, làm một mùa, thay đổi luân chuyển, năng lực yếu, trách nhiệm thấp, các dự án cấp tỉnh, làm chủ đầu tư, cấp huyện được uỷ quyền phê duyệt quyết toán (ví dụ các dự án, chương trình 135).
Tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB. Tất toán tài khoản là việc xoá tài khoản của dự án, công trình đó trong sổ kế toán KBNN sau khi đó hoàn thành sứ mệnh và
không tiếp tục hoạt động nữa, thông thường là sau khi dự án, công trình được quyết toán hoàn thành. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, nhiều dự án không quyết toán được, không còn phát sinh nghiệp vụ kinh tế, không còn hoạt động nữa nhưng vẫn tồn đọng ngày một dài. Trước tình hình đó, Chính phủ cho phép tất toán các tài khoản tồn đọng này theo một hình thức mới. Cho phộp tất toán những tài khoản tồn đọng quá lâu (không quyết toán được) chủ đầu tư và các ngành chịu trách nhiệm các phát sinh sau tất toán. KBNN Quảng Trị đang phối hợp với chủ đầu tư, các ngành, cơ quan tài chính và chính quyền địa phương để xử lý từng bước thận trọng, bảo đảm quản lý an toàn và lưu trữ số liệu hồ sơ của dự án, công trình về lâu dài. Tuy vậy, có thể thấy tồn đọng quyết toán và tất toán đang là một kẽ hở của hệ thống quản lý đòi hỏi phải tăng cường các biện pháp về kinh tế, tổ chức, hành chính mới cải thiện được tình hình.
3.3.2. Những bất cập trong quá trình thực hiện triển khai dự án đầu tư
Khi thực hiện triển khai các dự án đầu tư tỉnh Quảng Trị còn gặp khá nhiều bất cập và khó khăn như sau:
Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chưa kịp thời cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc chậm tiến độ thực hiện so với quy hoạch vẫn còn xảy ra do gặp khó khăn trong huy động vốn đầu tư.
Về quy trình đấu thầu tư vấn quy hoạch theo quy định thực hiện theo Luật đấu thầu, tuy nhiên việc đấu thầu tư vấn quy hoạch hiện gặp nhiều khó khăn do ở địa phương chưa có các đơn vị tư vấn đủ năng lực để thực hiện lập quy hoạch phát triển, chủ yếu là thông qua các Viện nghiên cứu của Trung ương thực hiện. Kinh phí lập quy