MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 83)

Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả đã tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, là các chuyên gia, cán bộ quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Quảng Trị . Đồng thời cũng kết hợp nguyên tắc cách đều trong danh sách tổng số người cho đến khi đủ số lượng mẫu.

Quy mô mẫu, vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 2008) trong phân tích yếu tố quy mô mẫu nên từ 4 hay 5 lần số biến cần quan sát.

Kết luận: Do vậy trong đề tài này có tất cả 37 biến quan sát và 9 biến phụ thuộc (tổng là 46 biến ) cần tiến hành phân tích yếu tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 46 x 5 = 230. Như vậy để đảm bảo tính khách quan và tính khả thi của đề tài cần khảo sát

và căn cứ vào danh sách có được số lượng mẫu tác giả dự kiến là 230. Kết quả của quá trình này là tác giả tiến hành phát ra 223 phiếu điều tra, tác giả thu về 203 phiếu quan sát hợp lệ và có 20 phiếu không hợp lệ, vì vậy tác giả sẽ thực hiện các kĩ thuật phân tích định lượng dựa trên số mẫu là 203.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)