Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 51)

Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng đô thị chậm hơn nhiều so với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới - nguồn gây 70-90% ô nhiễm không khí đô thị. Tốc độ, mật độ xây dựng đô thị trong những năm gần đây dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn là đáng báo động, gấp nhiều lần mức cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tỷ lệ bình quân diện tích đất cây xanh trên đầu người ở các đô thị khá thấp cũng là một lý do dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với chuẩn thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý khí thải nên đã xả vào môi trường một lượng lớn bụi và các khí độc hại làm tổn hại sức khỏe không chỉ của những người lao động trực tiếp mà còn làm phát sinh và gia tăng bệnh tật của dân cư các vùng xung quanh.

Theo đánh giá của chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, ở hầu hết các khu công nghiệp và đô thị Việt Nam, môi trường không khí đều bị ô nhiễm, nồng độ bụi vượt trên chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần; thậm chí ở một số khu vực, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần đến 20 lần. Trong đó, các cơ sở sản xuất xi măng, cơ khí, luyện kim, hóa chất phân bón, nhiệt điện, vật liệu

xây dựng... có mức độ gây ô nhiễm nặng nề. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương năm 2008, trên 275 doanh nghiệp (các ngành vật liệu xây dựng, hóa chất, luyện kim, cơ khí) cho thấy: 23% cơ sở sản xuất này có nồng độ khí thải độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 50 lần [21, tr.84-85]. Theo phản ánh từ các kênh thông tin báo chí, tình trạng không khí của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện đang chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng. Hai thành phố lớn của Việt Nam này cũng đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi, benzene, sunfua đioxit. Tình trạng ô nhiễm không khí do bụi, khí C02, khí CH4 và các khí thải khác xảy ra cả ở đô thị và nông thôn, đặc biệt cao tại các khu công nghiệp, các làng nghề, các nút giao thông. Tình trạng sương mù axít cảm nhận được ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường cho thấy đến 60-70% số trận mưa trong năm của vùng Đông Nam bộ là mưa axít, cao hơn cả các tỉnh phía Bắc.

Ô nhiễm môi trường không khí vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu. Các phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng, trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lĩnh vực chất thải… vẫn đang là nguồn chính của sự biến đổi khí hậu. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi khí hậu lên đời sống con người là rất lớn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu làm cho phạm vi phân bố các cây trồng nhiê ̣t đới mở rô ̣ng và cây trồng á nhiê ̣t đới thu he ̣p la ̣i; ngâ ̣p úng và ha ̣n hán xuất hiê ̣n với tần suất cao hơn; mô ̣t phần đáng kể diê ̣n tích đất trồng tro ̣t vùng đồng bằng duyên hải, châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông bi ̣ ngâ ̣p mă ̣n do nước biển dâng...

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu làm cho diện tích rừng ngâ ̣p mă ̣n bi ̣ thu he ̣p ; rừng nguyên s inh bị thay đổi ranh giới ; nguy cơ tuyê ̣t chủng m ột số loài động, thực vật hoang dã;

gia tăng nguy cơ cháy rừng , sâu bê ̣nh , dịch bệnh ...; địa bàn sinh sống của mô ̣t số loài thủy sản nước ngo ̣t b ị biến mất; xuất hiện hiê ̣n tượng phân tầng nhiê ̣t đô ̣ trong thủy vực nước đứng , ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của các loài thuỷ sinh.

Đối với ngành năng lượng và giao thông vận tải là các hiệu ứng nước biển dâng ảnh hưởng đến các dàn khoan dầu trên biển , hê ̣ thống các công trình ven biển ; dòng chảy các con sông có thủy điện bị ảnh hưởng . Ngoài ra, nhiê ̣t đô ̣ tăng cao s ẽ tăng chi phí thông gió , làm mát các hầm lò , giảm hiệu suất của các nhà máy điê ̣n; tiêu thu ̣ điê ̣n cho sinh hoa ̣t gia tăng...

Về trước mắt, ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến các quyền kinh tế của con người. Theo đó, những yếu tố cần thiết về yếu tố tự nhiên đã làm hạn chế việc sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt. Không những thế, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền được đảm bảo môi trường sống trong lành, quyền được đảm bảo sức khỏe tốt nhất của con người. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trong tương lai. Vì hệ sinh thái nuôi dưỡng cuộc sống, cung cấp cho chúng ta thức ăn, không khí và cả nước uống đang bị ảnh hưởng, nhiệt độ tăng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên cũng làm thay đổi cấu trúc vectơ truyền nhiễm theo mùa. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.

Biến đổi khí hậu còn làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất... gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng

và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)