Nguyên nhân của thực trạng pháp luật và tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 97)

đảm quyền con ngƣời về môi trƣờng

Thứ nhất, xuất phát từ sự thiếu đồng bộ và vẫn chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về môi trường nói riêng. Vi phạm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền của người dân đối với môi trường nhưng hệ thống pháp luật không thống nhất đồng bộ đã dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự. Những khó khăn trong quá

trình khởi kiện yêu cầu đền bù thiệt hại, như: cách xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, cách tính đền bù thiệt hại, thời hạn khởi kiện, người khởi kiện cho thấy bất cập của khung pháp lý về môi trường, cũng như sự không thống nhất giữa các quy định luật khác nhau khi ứng dụng trong thực tiễn. Quy định pháp lý về quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại môi trường, cũng như cơ chế thực thi chưa thật sự quan tâm đến những yếu tố đặc thù của thiệt hại môi trường đó là quan hệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước và lợi ích cá nhân, tổ chức bị xâm phạm.

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc gắn kết giữa quyền khởi kiện của nhà nước, của các tổ chức đại diện lợi ích công cộng bị xâm phạm với quyền khởi kiện của công dân bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe trong lĩnh vực môi trường (trong khi đó thiệt hại thứ hai là phái sinh của thiệt hại thứ nhất, và người dân chịu thiệt hại kép. Do đó các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại bị rơi vào tình trạng không được hỗ trợ và bảo vệ thích đáng từ phía chính quyền, mặc dù họ hoàn toàn có thể được bảo đảm lợi ích cụ thể của mình thông qua bảo vệ các lợi ích công cộng. Pháp luật cũng chưa chú ý đến đặc thù về mức độ bị ảnh hưởng dẫn đến thiệt hại do tác động môi trường để từ đó có cơ chế đồng nguyên đơn và cơ chế đại diện đứng đơn khởi kiện đòi đền bù thiệt hại trong những trường hợp có vi phạm pháp luật môi trường.

Việc không quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan thực thi dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các quy định của pháp luật cũng như chậm đưa ra các quyết định xử lý hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo. Trên thực tế chủ thể của những vi phạm môi trường nghiêm trọng phần lớn là tổ chức nhưng các quy định trong Bộ luật Hình sự vẫn chưa quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng này. Khe hở này đã gây ra việc khó khăn cho công tác xử lý các vi phạm pháp luật khi mà việc tái phạm vẫn còn tiếp tục tiếp diễn do mức độ răn đe đối với các đối tượng này vẫn chưa cao, chưa tương xứng với các hậu quả đã gây ra.

Thứ hai, do hoạt động quản lý nhà nước chưa hiệu quả trong lĩnh vực môi trường. Việc áp dụng các quy định của pháp luật vẫn chưa được thực hiện đúng. Ví dụ: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và trách nhiệm đền bù thiệt hại môi trường đã được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 nhưng những vụ việc vi phạm pháp luật môi trường thường không được giải quyết theo những nguyên tắc này. Trong nhiều trường hợp việc đền bù thiệt hại môi trường do các bên tự thương lượng, có đại diện chính quyền hòa giải và giá trị đền bù không xác định trên việc đánh giá thiệt hại mà mang tính chất hỗ trợ.

Thực tế đối với việc áp dụng tính thiệt hại môi trường từ vụ khiếu kiện Veđan cho thấy việc khiếu kiện mới chỉ tập trung vào thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của người dân mà chưa tính đến những suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Loại thiệt hại thường gắn với chủ thiệt hại là nhà nước hoặc các cộng đồng dân cư. Tương tự thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cũng mới chỉ được tính thông qua những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa bệnh; chưa tính đến những chi phí cho phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút và các khoản thu nhập do giảm năng lực làm việc, chi phí thực tế trong quá trình điều trị bệnh và thu nhập giảm sút do giảm giờ làm việc của người chăm sóc bệnh nhân.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp xuyên suốt giữa hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bảo vệ các quyền con người về môi trường. Đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp việc bảo đảm quyền con người về môi trường mới chỉ được nhận thức ở việc bảo đảm theo các quyền chung. Có thể thấy rằng các quyền con người về môi trường có vị trí quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và việc làm của người dân; có mối liên hệ chặt chẽ với việc đảm bảo các quyền cơ bản khác của con người. Tuy nhiên hiện nay việc bảo đảm quyền con người về môi trường chỉ thực sự được

giao cho hệ thống các cơ quan hành pháp. Và thực tế các cơ quan hành pháp cũng chỉ tập trung quản lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường chứ chưa thực sự chú trọng đến nội dung quyền con người.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi pháp luật vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Theo đó, lực lượng cán bộ pháp chế xây dựng pháp luật trong các cơ quan nhà nước ở trung ương còn ít, và so với khối lượng công việc cần phải giải quyết sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, các cán bộ pháp chế hầu như chưa được nâng cao nhận thức về lồng ghép quyền con người nói chung và quyền con người về môi trường nói riêng vào quá trình xây dựng và hình thành nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến các nội dung của quyền con người về môi trường chưa được ghi nhận một cách trực tiếp, rõ ràng và cụ thể bởi các Điều luật thực sự.

Từ góc độ thực thi cho thấy: năng lực, ý thức trách nhiệm cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chưa quan tâm đến việc tiếp, đối thoại, lắng nghe ý kiến người dân; chưa kiên quyết xử lý hành vi sai trái cán bộ vi phạm; nhiều cá nhân, tổ chức liên đới không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, hạn chế trong việc hiểu quyền con người nói chung, quyền con người về môi trường nói riêng đã dẫn tới việc áp dụng pháp luật chưa phù hợp, không có sự phản hồi lại quá trình thực thi pháp luật trong công tác quản lý hành chính nhà nước về môi trường để cơ quan, cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật kịp thời. Những hạn chế thực tiễn đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc luôn có sự thiếu hụt từ căn bản khi xây dựng pháp luật đến việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn.

Thứ năm, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra,

kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Thứ sáu, nguyên nhân từ hạn chế về thời gian, thiếu hệ thống thông tin hỗ trợ, thiếu kinh phí, cơ sở vật chất trong quá trình từ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các nhiệm vụ trong thực tế. Dẫn đến chưa phản ánh được tính cấp thiết của quyền con người về môi trường đến nhà nước để có thể khắc phục và giải quyết được những nhu cầu của việc cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quyền về môi trường cho người dân, cộng đồng, xã hội.

Thứ bảy, xuất phát từ nhận thức không đầy đủ về quyền được tham gia từ phía người dân, đặc biệt là đối với những hoạt động không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Không chỉ cơ quan nhà nước không nhanh nhạy, công khai và tạo điều kiện để cung cấp thông tin về tình hình môi trường mà chính những người dân cũng chưa nhận thức được đầy đủ quyền con người về môi trường của mình. Hơn nữa, xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế, dân tộc của Việt Nam dẫn đến sự mất cân bằng giữa những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; giữa người giàu và người nghèo; giữa thành thị và nông thôn. Chính sự thụ động, chưa nhận thức và có sự quan tâm đúng mực đối với những thông tin về môi trường nên họ cũng không biết cách tự bảo vệ mình trước những vi phạm và nguy cơ bị đe dọa đến sức khỏe, đời sống khi quyền con người về môi trường bị xâm hại.

Thứ tám, hiện nay các hoạt động thường xuyên để nâng cao nhận thức chung về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên bao gồm quyền và trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường nói chung và trong hoạt động đánh giá tác động môi trường nói riêng còn mang nặng tính hình thức. Các tổ

chức, cộng đồng, xã hội cũng chưa có nhiều các động thái tích cực để phổ biến quyền con người về môi trường đến với cá nhân, tổ chức.

Bức tranh toàn cảnh về thực trạng việc bảo đảm quyền con người về môi trường ở Việt Nam hiện nay đã thể hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm đã làm được, những điểm còn hạn chế thiếu sót của cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Những đánh giá, số liệu thực tế và phân tích nguyên nhân của thực trạng là yêu cầu, cơ sở định hướng để có được các kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, nâng cao việc bảo đảm quyền con người về môi trường trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.

Chương 3

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI VỀ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường 2010 và tầm nhìn 2020 tiếp cận vấn đề con người theo quan điểm đói nghèo sẽ tạo áp lực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, theo đó cần có chiến lược môi trường và tài nguyên thiên nhiên gắn với sinh kế người dân, dân số và tăng trưởng kinh tế. Bảo vệ môi trường theo hướng tiếp cận quyền sẽ là trọng tâm cho Việt Nam xây dựng và thực thi chính sách phát triển. Thực tiễn cho thấy, quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận tư pháp có tác động rất lớn đến việc hiện thực hóa các quyền về môi trường. Các quyền này nhằm giúp cho công dân đóng vai trò tích cực, chủ động hơn đối với các quyết định, chính sách của Nhà nước có liên quan tới môi trường; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trường, thông qua việc đưa cá nhân, các nhóm tư nhân và những người thường xuyên hứng chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường tham gia vào hoạch định chính sách có liên quan tới môi trường. Sự tham gia này sẽ hạn chế quyền lực “quan liêu” của những người ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích bảo vệ môi trường phát triển bền vững với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Hướng tiếp cận này rất quan trọng để có được chính sách tốt về môi trường và qua đó sẽ tạo ra một môi trường bảo đảm cho sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số...

3.1. Thúc đẩy quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn, trong lành

hoạch định chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường theo tiếp cận quyền, trong đó có cơ chế để thực hiện nguyên tắc ngăn ngừa hành vi xâm hại môi trường và người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền thỏa đáng. Đặc biệt cần ban hành các quy định rõ ràng về các mức độ phạm tội môi trường, bao gồm cả tội danh hình sự. Hoàn thiện quy trình, thủ tục hoạt động tư pháp, hoạt động thanh tra, điều tra, xử phạt, tố tụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Nghiên cứu vận dụng, áp dụng phương thức quản lý tổng hợp, tiếp cận sinh thái, các phương pháp, mô hình, tiêu chuẩn tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nhà nước cần thúc đẩy việc vận dụng các nguyên lý kinh tế, nhanh chóng hoàn thiện cơ chế thị trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực sự coi tài nguyên môi trường là những nguồn lực ngày càng khan hiếm, cần phải hạch toán toàn diện, đầy đủ và chi tiết; coi bảo vệ môi trường là thước đo mức độ hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động kinh tế. Cụ thể là cần gấp rút hoàn thiện hệ thống thuế và có hiệu lực cao đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường thay cho các loại phí như hiện nay; phát triển các thị trường chứng chỉ phát thải, dịch vụ môi trường...

- Tiến hành củng cố bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, nhất là cấp tỉnh, huyện, xã. Có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành về quản lý tài nguyên, môi trường, hạn chế chồng chéo trách nhiệm, đồng thời giảm thiểu những kẽ hở. Tăng cường nhân lực chuyên trách, có tính chuyên nghiệp cao về môi trường. Xây dựng lực lượng cảnh sát môi trường mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, với chức năng, quyền hạn rõ ràng đủ để thi hành nhiệm vụ.

Quốc hội thực hiện việc giám sát, quản lý các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc bảo đảm quyền con người nói chung trong đó có nội dung quyền con người về môi trường nói riêng. Ủy ban của Quốc hội sẽ giúp Quốc hội thực hiện vai trò giám sát tối cao, đại diện cho quyền lực của nhà nước, nhân dân trong việc giám sát việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người về môi trường của hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước về môi trường. Ủy ban chuyên trách sẽ giúp Quốc hội bảo đảm quyền con người trong hoạt động lập hiến, lập pháp; bảo đảm quyền con người qua hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước có liên quan đến môi trường; bảo đảm quyền con người về môi trường thông qua hoạt động giám sát tối cao, hoạt động của đại biểu Quốc hội.

- Tăng cường kết hợp giữa đầu tư nhà nước với xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường khả năng phối hợp giữa Chính phủ, giới kinh doanh và cộng đồng các nhà khoa học nhằm đẩy nhanh phát triển và ứng dụng các công nghệ sạch như năng lượng tái sinh, vận tải xanh, thu giữ khí thải các bon, xây dựng xanh, nông nghiệp hữu cơ và du lịch

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)