Hệ thống cơ quan hành pháp

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 84)

Các cơ quan lập pháp đảm bảo quyền con người trong giai đoạn thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo quyền được tham gia vào góp ý, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan tư pháp đảm bảo quyền được bảo vệ, quyền tiếp cận tư pháp của công dân. Đối với quyền con người về môi trường thì hoạt động bảo đảm quyền của hệ thống cơ quan lập pháp và tư pháp không theo cơ chế đặc thù mà được coi như các quyền khác. Để xem xét mức độ bảo đảm quyền con người đánh giá ở nội dung quyền con người về môi trường thì Nhà nước giao quyền và trách nhiệm nhiều hơn cho

hệ thống cơ quan hành pháp. Trong hệ thống cơ quan hành pháp có sự trao quyền và trách nhiệm trực tiếp cho những cơ quan hành chính nhất định trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng pháp luật và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước và là cơ quan hành pháp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành. Hiện nay, việc quản lý hành chính và thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường được tập trung chủ yếu cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước về môi trường. Kể từ khi xác định và hình thành quan điểm chung về các bộ phận cấu thành môi trường, một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã dần được hoàn thiện: ở Trung ương có Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các Sở Tài nguyên và Môi trường; ở quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh có Phòng Tài nguyên và Môi trường; ở xã, phường, thị trấn có các cán bộ địa chính thực hiện việc quản lý tài nguyên và môi trường.

2.3.2.1. Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước [26, Điều 94].

Chính phủ quán triệt Hiến pháp và pháp luật, tiến hành lập quy và xây dựng hệ thống thể chế hành chính nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con người trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong định hướng cho quốc gia bằng việc soạn thảo các chiến lược phát triển, các kế hoạch, các dự án luật và các bộ luật... trình Quốc hội và đồng thời là người trực tiếp và thường xuyên điều hành việc

thực hiện các chiến lược, các kế hoạch, các đạo luật, bộ luật sau khi được Quốc hội xem xét thông qua. Chính phủ đứng đầu cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội và đối ngoại của nhà nước, là công vụ hữu hiệu bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Chính phủ huy động, cân đối, bố trí hợp lý các nguồn lực cho mục tiêu phát triển để đảm bảo và thực hiện tốt hơn quyền con người; thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hành chính và xử lý sai phạm trong việc thực hiện quyền con người; tạo điều kiện pháp lý, đảm bảo tính công khai trong hoạt động của mình để người dân dễ dàng thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp và cung cấp các thiết chế để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; đổi mới và quản lý quá trình cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực hành chính nhằm bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người. Chính phủ cũng nâng cao tính công khai, minh bạch, giản tiện trong hoạt động của nền hành chính; thực hiện chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị-xã hội để đảm bảo và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người.

2.3.2.2. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sự ra đời của Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường là một bước cải cách có ý nghĩa lớn đối với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý chuyên môn về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong

lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, rải rác đã có những văn bản quy định cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương như Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT- BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về môi trường, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý chuyên trách về môi trường. Cụ thể là Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi các điểm c, d, g, h và I Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 89/2010/NĐ- CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 sửa đổi Điều 3 Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Nghị định số 21/2013/NĐ-CP).

nguyên và Môi trường gồm có 23 đơn vị trực thuộc. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc. Đối với các lĩnh vực tài nguyên và môi trường liên quan trực tiếp đến quyền con người về môi trường có các cơ quan chính làm đầu mối có thể kể đến như sau:

* Tổng cục Môi trường

Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Tổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về môi trường trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy định của pháp luật. Để thực hiện chức năng chuyên môn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, Tổng cục Môi trường được quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn chính liên quan đến quyền con người về môi trường như sau:

- Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:

+ Dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản khác về môi trường;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, liên vùng và quốc gia về môi trường trong các lĩnh vực: phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải, chất thải nguy hại; khắc phục ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, suy thoái môi trường và cải thiện môi trường; đa dạng

sinh học; sức khoẻ môi trường; chất lượng môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí; hoạt động, xử lý và thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.

- Về kiểm soát ô nhiễm:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường tại các đô thị, nông thôn, miền núi, lưu vực sông và vùng ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp và làng nghề; kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới, mưa axít theo quy định của pháp luật; phát hiện mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm để đề xuất các giải pháp kiểm soát, xử lý; đánh giá, dự báo, cảnh báo tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sức chịu tải và mức độ tổn thương các thành phần môi trường theo khu vực và vùng trên phạm vi cả nước;

+ Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn liên tỉnh, liên vùng, xuyên quốc gia; chỉ đạo việc xây dựng bản đồ ô nhiễm môi trường của các địa phương để định hướng cho việc kiểm soát, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;

+ Điều tra, thống kê, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát các nguồn ô nhiễm; trực tiếp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước; ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo quy định của pháp luật; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra.

- Thực hiện quản lý chất thải và cải thiện môi trường; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.

- Quản lý, tổ chức kiểm tra thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ về sức khỏe môi trường:

+ Chủ trì xây dựng hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia; kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình sức khỏe môi trường quốc gia;

+ Xác định và cảnh báo các yếu tố môi trường có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người, ngăn chặn và giảm thiểu các ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng. Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc công ước quốc tế trong lĩnh vực sức khỏe môi trường; tham gia mạng lưới sức khỏe môi trường toàn cầu.

- Lưu trữ, tổng hợp, công bố thông tin và tư liệu môi trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường có 18 tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng cục, trong đó các đầu mối trực tiếp quản lý các vấn đề về tài nguyên và môi trường: Cục Kiểm soát ô nhiễm, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường…

* Tổng cục Quản lý đất đai

Quyết định số 21/2014/QĐ-TTg ngày 13/3/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất, Tổng cục Quản lý đất đai có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản liên quan đến quyền con người về đất đai như sau:

- Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:

+ Dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội; dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị định của Chính phủ; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch về đất đai;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, dự án, đề án về đất đai;

- Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; trả lời, giải đáp các vướng mắc, kiến nghị về chính sách về đất đai.

- Thực hiện các công tác về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về đăng ký đất đai; về giá đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về phát triển quỹ đất, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất; về điều tra, đánh giá tài nguyên đất; về xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai; về kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đai.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật; tham gia hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất đai. Tổng cục Quản lý đất đai gồm có 15 tổ chức, đơn vị trực thuộc, trong đó các đầu mối quản lý trực tiếp về đất đai là: Cục Đăng ký đất đai, Cục Quy hoạch đất đai; Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất; Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai...

trường đều có các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức: Quyết định số 43/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 16/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 77/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 84)