Thúc đẩy quyền con ngƣời về môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 107)

- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tài nguyên nước theo cách tiếp cận quyền. Các quy định pháp lý, các chính sách và các chiến lược hiện có cần được xem xét lại để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ quyền sử dụng nước cả ở cấp độ quốc gia và cả ở cấp độ người dân.

Củng cố khung quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở cấp quốc gia, bao gồm các chính sách và quy định luật pháp liên quan đến bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các chiến lược quốc gia và kế hoạch thực hiện, khung quy định về các quyền đối với nước, và các quy hoạch lưu vực sông để đưa ra những nguyên tắc phân bổ nước, xác định rõ hơn các quyền của người sử dụng nước thông qua một hệ thống cấp phép.

Xây dựng khung pháp lý xử phạt các hành vi xâm hại tài nguyên nước, chính sách quốc gia về cấp vốn cho ngành nước, tạo một môi trường pháp lý khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng vào việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.

- Tăng cường phối hợp, phân cấp, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý đảm bảo tính hiệu quả trong vạch định chiến lược, kế hoạch, áp dụng pháp luật quản lý sử dụng nguồn tài nguyên nước. Củng cố vai trò của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, thiết lập các mô hình thể chế phù hợp cho việc quản lý các lưu vực sông. Tăng cường trách nhiệm giải trình, mức độ minh bạch để người dân có thể tiếp cận các số liệu về hiệu quả hoạt động.

Kết hợp việc quản lý tài nguyên nước giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, nâng cao năng lực của chính quyền địa phương về quản lý tài nguyên nước. Nguồn nước cần được tách khỏi công tác khai thác và sử dụng. Hoạt động của chính quyền địa phương phải đóng vai trò trung tâm để đạt hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước tổng hợp, quản lý trong cung cấp dịch vụ nước, tăng cường năng lực địa phương cho vận hành, bảo dưỡng và tìm cách kêu gọi những hỗ trợ thích đáng cho hệ thống cấp nước.

- Quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nước. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm, bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các dòng sông. Thực hiện quy hoạch môi trường đô thị và khu dân cư gắn liền với đảm bảo

tốt việc xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt. Hạn chế và tiến tới cấm sử dụng các loại chất độc hại trong nông nghiệp, thủy sản. Quy hoạch và quản lý các khu công nghiệp không để tình trạng xả chất thải vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước hay xả trực tiếp ra ao hồ, môi trường dân sinh. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đảm bảo các nguồn thải phải có hệ thống xử lý đáp ứng tiêu chuẩn quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

- Cải tiến quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt, đảm bảo quyền sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức. Cần có quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động thăm dò, khai thác nước ngầm; cấp phép khai thác nước và giám sát chất lượng nước; kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác nước bừa bãi; phối hợp thực hiện quản lý giữa các địa phương có chung nguồn nước mặt trong giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng, thiếu nước mùa khô; cần có sự phối hợp điều hành nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện.

- Cần tạo cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân có khả năng cung cấp dịch vụ hiệu quả tham gia lĩnh vực cấp nước. Hiện nay các dịch vụ này có tính chất độc quyền tự nhiên nên vẫn cần khu vực nhà nước điều tiết một cách thận trọng. Tuy nhiên trong tương lai, cần có một kế hoạch dài hạn cho cải cách và cung cấp tài chính cho việc khai thác nguồn nước và cung cấp dịch vụ nước đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, đặc biệt ở những khu vực còn nhiều khó khăn, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm mở rộng hơn nữa quyền được tiếp cận nước sạch của người dân, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, các chỉ tiêu chất lượng nước và môi trường.

- Xây dựng cơ chế bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước, cụ thể các bên có lợi ích liên quan phải được quyền tham gia đóng góp, lấy ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch lưu vực sông và nông dân tham gia trong quyết định về thiết lập, xây dựng hệ thống tưới tiêu…

- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp, người dân. Các chương trình giáo dục về nước cần được thiết kế để hướng tới thay đổi hành vi cộng đồng. Người dân phải được giáo dục nâng cao ý thức về quyền tiếp cận nguồn nước, ý nghĩa nguồn nước đối với đời sống, trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài nguyên nước, được hướng dẫn các biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn nước thay thế (nước mưa, nước bề mặt)… trong trường hợp khan hiếm nguồn nước. Đồng thời phát động các phong trào quần chúng trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên nước, tạo cơ chế và điều kiện để người dân hỗ trợ giám sát, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)