hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Tham gia vào các quyết định về môi trường là một nội dung về quyền thủ tục. Nội dung của quyền này chưa được thể hiện một cách trực tiếp nhưng có thể được đánh giá thông qua việc xem xét các quyền và mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động, các giai đoạn của quá trình quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, các quy định này vẫn chưa rõ ràng và cần được hoàn thiện hơn nhằm đảm bảo nội dung quyền.
- Việt Nam cần có một khuôn khổ pháp lý về tham gia như một phần của việc phát huy “dân chủ cơ sở” và quyền làm chủ xã hội, cho phép người dân tham gia vào các quyết định môi trường dưới nhiều cấp độ, hình thức khác nhau, có tính đến đặc thù văn hóa, địa lý, sinh kế, nhu cầu, nguyện vọng của chính họ. Xây dựng cơ chế (nhấn mạnh đến cơ chế tiếp cận thông tin và phản hồi hai chiều); quy trình đặc biệt là công tác giám sát đối với việc bảo bảo thực hiện quyền tham gia người dân tại địa phương trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; công tác quy hoạch; các dự án phát triển và đánh giá tác động môi trường.
- Tăng cường năng lực của các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc quản lý việc tiếp cận có sự tham gia của người dân. Xây dựng quá trình trao đổi thông tin và tham vấn phải chặt chẽ, minh bạch hơn trong đó có cả thông tin theo chiều ngang (giữa các sở ban ngành khác nhau) và theo chiều dọc (thông tin hai chiều giữa các tổ chức, cá nhân ở tuyến cơ sở và các cấp quản lý cao hơn).
- Xây dựng mạng lưới giám sát môi trường cấp cộng đồng như là một mục tiêu lâu dài để tăng cường sự tham gia và chia sẻ số liệu hiện có về môi trường. Nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vụ với môi trường thông qua các hoạt động giáo dục môi trường. Thúc đẩy hoạt động
tham gia một cách tích cực của người dân đối với các quyết định về môi trường, thực hiện giám sát, yêu cầu thông tin về môi trường thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến công và phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao động cơ cho người dân tham gia bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở bằng cách gắn hoạt động này với phát triển sinh kế bền vững. Các hoạt động tạo thu nhập này có thể được xây dựng gắn với việc giao đất lâm nghiệp cho người dân; chia sẻ lợi ích giữa người dân và nhà nước tại các khu bảo tồn; triển khai và thực hiện trên diện rộng dịch vụ hỗ trợ sinh thái.
3.7. Thúc đẩy quyền con ngƣời khi tiếp cận tƣ pháp về môi trƣờng
Trong tất cả các giai đoạn, các nội dung của quyền con người về môi trường, khi bị vi phạm, xâm phạm thì công dân có quyền sử dụng các quy định của pháp luật và các biện pháp hợp pháp về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, bồi thường, đền bù thiệt hại để bảo đảm các quyền môi trường của mình. Để nâng cao quyền con người trong tiếp cận tư pháp liên quan đến các vấn đề về môi trường, người viết đề xuất các kiến nghị như sau:
- Hoàn thiện khung pháp lý, đưa ra quy định rõ ràng, thống nhất trong việc xác định các tội danh của hành vi vi phạm pháp luật môi trường, đặc biệt là tội phạm môi trường; cách tính đền bù thiệt hại; xác định mức độ vi phạm về môi trường (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) và hình thức xử lý tương ứng; thời hạn khởi kiện; đại diện khởi kiện bao gồm cơ chế đồng nguyên đơn và cơ chế đại diện đứng đơn khởi kiện đòi đền bù thiệt hại trong những trường hợp có vi phạm pháp luật môi trường.
Cần phải sửa đổi một số điều trong khung pháp lý, như điều luật về tố tụng dân sự đông người trong luật tố tụng dân sự, điều lệ về tội phạm môi trường, bổ sung chủ thể là pháp nhân vi phạm môi trường trong luật hình sự; thống nhất về thời gian khởi kiện giữa luật môi trường và luật tố tụng hình sự để phù hợp với thực tiễn.
Bổ sung các quy định về nghĩa vụ khởi kiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường tự nhiên do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra, đảm bảo lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước và là cơ sở đảm bảo quyền được đền bù thiệt hại tính mạng, tài sản và sức khỏe cho cá nhân và tổ chức bị thiệt hại môi trường. Quy định đại diện hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, tài sản sức khỏe do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên (có thể là các hiệp hội, hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội… theo ủy quyền).
- Tăng cường trợ giúp về mặt hành chính, tài chính và pháp lý từ phía các cơ quan chính quyền, đặc biệt trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thiệt hại môi trường được tính phải bao gồm thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của người dân và suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Tương tự thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cũng cần được tính không chỉ là những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa bệnh mà còn cần phải tính đến những chi phí cho phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút và các khoản thu nhập trong quá trình không lao động, khả năng suy giảm năng lực làm việc do ảnh hưởng từ các hành vi vi phạm môi trường; cả chi phí thực tế trong quá trình điều trị bệnh và thu nhập giảm sút do giảm giờ làm việc của người chăm sóc bệnh nhân.
- Nâng cao hiệu quả của công tác giám định tư pháp về môi trường, bổ nhiệm giám định viên tư pháp độc lập về môi trường nhằm nâng cao tính khách quan trong hoạt động giám định thiệt hại phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án môi trường.
- Thực hiện các biện pháp tổng thể nhằm nâng cao nhận thức người dân về quyền được pháp luật bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị từ chối hoặc bị xâm phạm một cách trái phép. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại khi có các hành vi vi phạm môi trường. Nâng cao trình độ chuyên môn quản lý của cơ quan nhà nước, hệ thống tòa án khi giải quyết các vấn đề về môi trường nhằm bảo đảm việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người về môi trường của người dân.
KẾT LUẬN
Bảo vê môi trường và quyền sống trong môi trường trong lành đang là vấn đề lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển. Ở nước ta, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, thu hút các dự án đầu tư, đã tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao nhưng kéo theo là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc thực thi chính sách, pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính đó là nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa hiểu sâu sắc về tác động nguy hại của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đang hàng ngày tác động trực tiếp tới việc hưởng thụ các quyền con người, trước hết đó là quyền được sống trong môi trường trong lành.
Có thể thấy rằng, Nhà nước mới chỉ xem xét vấn đề bảo vệ môi trường ở góc độ độc lập. Theo đó, Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và khôi phục nguồn tài nguyên thiên nhiên, xử lý các hành vi xâm hại đến môi trường. Mặc dù xét sâu xa, việc thực thi pháp luật và hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng là một phần hoạt động có liên quan đến nội dung quyền con người song thực chất vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực đến nội dung quyền này.
Trong thời gian tới, tại Việt Nam, môi trường trong sự phát triển con người sẽ trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi mà
mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người ngày càng trở nên khăng khít. Môi trường bị xâm hại đồng nghĩa với các quyền con người về mức độ được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, quyền có sức khỏe, quyền được có môi trường an toàn, trong lành sẽ bị vi phạm; và khi cơ chế của nhà nước về quản lý, sử dụng các yếu tố môi trường không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến quyền được bảo vệ, quyền tiếp cận nước, đất đai, quyền tham gia vào các hoạt động bảo vê môi trường, quyền tham gia tư pháp của người dân.
Nghiên cứu quyền con người về môi trường và việc đảm bảo thực hiện ở Việt Nam sẽ là nền tảng cơ bản để Nhà nước có cách nhìn đúng đắn nhất về mối quan hệ giữa phát triển bền vững môi trường và bảo đảm quyền con người. Từ nhận thức chung này, trên cơ sở các phân tích và kiến nghị đề xuất, cần phải có sự lồng ghép các nội dung của quyền con người về môi trường trong các quy định của pháp luật có liên quan và xuyên suốt trong các hoạt động, quá trình áp dụng, thực thi pháp luật của hệ thống cơ quan nhà nước về môi trường nhằm nâng cao và thúc đẩy hơn nữa việc bảo đảm toàn diện quyền con người về môi trường ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, http://www.moj.gov.vn/ vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=25094, truy cập ngày 28/6/2014.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2009 - Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/ chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=154 118, truy cập ngày 28/6/2014.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Môi trường nước mặt lục địa, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo số 138/BC-BTNMT ngày 23 tháng 8 năm 2013 Kiểm điểm tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong năm 2013, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải chủ yếu hướng dẫn quy hoạch quản lý chất thải rắn nguy hại, quản lý chất thải rắn liên vùng, liên đô thị, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Det ail.aspx?ItemID=26216, truy cập ngày 28/6/2014.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/ Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=13732, truy cập ngày 28/6/2014.
9. Chính phủ (2008), Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý lưu vực sông, http://www.chinhphu.vn/ portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&docu ment_id=81219, truy cập ngày 28/6/2014.
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/ Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11704, truy cập ngày 28/6/2014.
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/ Vn%20bn%20php%20lut/View_detail.aspx?ItemID=28320, truy cập ngày 02/7/2014.
12. Chính phủ (2013), Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=171116, truy cập ngày 28/6/2014. 13. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)
(2010), Giáo trình lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
14. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), “Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người,
NXB Lao động-Xã hội, tr.48-54.
15. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.55-66.
16. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.77-97.
17. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1979), “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.125-139.
18. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1989), “Công ước về quyền trẻ em”,
Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động-Xã hội, tr.162-185.
19. Nguyễn Thị Thanh Hải, Trang Diệu (2009), “Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa”, Quyền của người thiểu số và các dân tộc bản địa, http://www.na.gov.vn/nnsvn/upload/images/ Attach/Quyen_cua_nguoi_thieu_so%20va%20ban%20dia.pdf, truy cập ngày 25/6/2014.
20. Lê Thị Thu Huyền, Hoàng Văn Hùng, Phan Đình Hưng (2012), Báo cáo Tuyên bố thế giới về môi trường và phát triển,
http://luanvan.net.vn/luan-van/bao-cao-tuyen-bo-the-gioi-ve-moi- truong-va-phat-trien-58256/, truy cập ngày 25/6/2014.
21. Đào Thị Minh Hương (2012), Một số vấn đề cơ bản về quyền con người với môi trường và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vì mục tiêu phát triển con người, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Tài nguyên nước năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.