Thúc đẩy quyền con ngƣời về môi trƣờng đất

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 110)

Đất đai vừa là môi trường sống, vừa là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người dân. Để thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực đất đai cần có các cơ chế, biện pháp, quy định của pháp luật về nâng cao chất lượng đất, cải thiện môi trường đất, đảm bảo các quyền về tiếp cận đất đai.

Theo đó, Nhà nước cần phải xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng đất đai bền vững hơn, nhất là đối với những hệ sinh thái dễ bị tổn thương như đất đồi núi và rừng ngập mặn. Để giảm thiểu sự suy thoái đất, cần có các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước. Lồng ghép chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững, về kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo

chiều sâu. Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất cần xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và đê sông bảo vệ đất canh tác trước tình trạng triều cường và xâm mặn. Tiếp tục bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc chống xói mòn đất, đầu tư mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển, ven sông.

Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng đất đai đạt được sự cân bằng hợp lý giữa quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu xã hội nói chung và hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng khó khăn nói riêng. Xây dựng cơ chế đủ năng lực cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ, người nghèo, người có điều kiện khó khăn được tăng cường tiếp cận đất đai. Trong ngắn hạn, cần ưu tiên giao đất mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng chưa hiệu quả. Giải phóng nguồn tài nguyên đất đai quan trọng này là một cách làm tốt để tăng cường hiệu quả và công bằng trong sử dụng đất. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cần phải tiến hành từng bước. Một mặt, tránh lãng phí tài nguyên đất khi đất đai thu hồi nhưng không được đưa vào sử dụng hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đất toàn xã hội, mặt khác cần xây dựng thị trường đủ sức tiếp nhận số lượng người lao động mất ruộng đất ngày càng tăng.

- Tăng cường các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường đất. Thực hiện lồng ghép các quy định về bảo vệ môi trường đất khi ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành hoạt động điều tra, đánh giá, quy hoạch, quản lý trong pháp luật đất đai để tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường đất trong thực tiễn.

- Rà soát kỹ lưỡng, so sánh các quy định của Luật Đất đai 2013 nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, gây khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn, khắc phục những bất cập hiện nay trong quyền sử dụng đất về mục đích và thời hạn sử dụng đất, hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền được đền

bù và quyền hạn thu hồi đất của nhà nước. Từ đó, đưa các nội dung này vào trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai mới nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong việc bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của con người.

Tập trung làm rõ và hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm thu hồi đất của nhà nước, quyền hạn trách nhiệm của doanh nghiệp khi nhận đất từ người dân, quyền hạn trách nhiệm người quản lý đất bị thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức bảo đảm quyền sử dụng đất.

- Nghiên cứu xây dựng nguyên tắc, chính sách, quy trình thống nhất về thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ việc làm và tái định cư. Thu hồi đất phải được thực hiện theo đúng quy trình, lý do, trình tự, thù tục phải rõ ràng. Thu hồi đất cần phải hợp lòng dân, nguyên tắc thuyết phục và đồng thuận cần được đặt lên hàng đầu. Việc thu hồi bằng quyết định hành chính chỉ nên áp dụng trong các trường hợp đặc biệt do vi phạm pháp luật đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện.

Xây dựng khung pháp lý, quy trình được kiểm soát chặt chẽ đối với việc thu hồi đất tự nguyện, cân bằng quyền lợi, cũng như trách nhiệm của người bị thu hồi đất, của chủ đầu tư, đảm bảo tiến độ và hiệu quả dự án. Hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp một cách hiệu quả trên thực tế. Nâng cao tính chủ động địa phương và trách nhiệm doanh nghiệp nhận đất đền bù trong việc tạo sinh kế bền vững cho người dân bị thu hồi đất.

Xây dựng Chính sách quốc gia về giá đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dựa trên cơ sở phân bổ lợi ích công bằng hơn giữa những người sử dụng đất hiện tại, nhà nước và nhà đầu tư. Với các trường hợp sử dụng đất vào mục đích kinh tế thì cần bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa nhà đầu tư với người dân, thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường. Đảm bảo được giá bồi thường có thể giúp người bị thu hồi đất tạo được tài sản tương đương

tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại. Để áp dụng được nguyên tắc đền bù đất theo giá thị trường cần xây dựng khung pháp lý và thể chế về cung cấp dịch vụ định giá đất thông qua các đơn vị định giá đất độc lập.

- Cần phân cấp, phân quyền quản lý, sử dụng đất đai các cấp gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường kiểm tra, bổ sung nhân sự cấp xã và cấp huyện, nâng cao năng lực chuyên môn của các tổ chức có trách nhiệm bằng cách tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã, huyện và lực lượng thi công.

- Tiếp tục hiện đại hóa công tác lưu trữ thông tin đất đai; ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) cho việc sử dụng bản đồ địa chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số, đặc biệt là bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai có hiệu quả làm cơ sở triển khai thực hiện các chính sách.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, đặc biệt có cơ chế bảo đảm tính khách quan công bằng trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại địa phương. Khắc phục sự bất cập về nhân lực của hệ thống tòa án, xây dựng cơ chế đảm bảo tính độc lập của tòa án nhằm thực sự bảo vệ được quyền tư pháp của công dân về đất đai. Thực hiện cơ chế xử lý nghiêm minh những cán bộ làm thiệt hại và vi phạm quyền lợi của người dân.

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)