Pháp luật bảo đảm quyền con người khi tham gia vào các quyết

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 76)

quyết định, hoạt động bảo vệ môi trường

Bên cạnh quyền tiếp cận thông tin môi trường, quyền tham gia là trụ cột thứ hai được ghi trong Công ước Aarhus và nội luật hóa ở nhiều nước. Quyền tham gia vấn đề môi trường (Public Participation in Environmental Matters) có thể được hiểu gồm: quyền tham gia vào việc ra quyết định trong nhiều hoạt động như: dự án phát triển, lập kê hoạch sử dụng đất, quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch đô thị, đánh giá môi trường chiến lược hay đánh giá tác động môi trường.

Quyền tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ môi trường có thể được hiểu một cách khái quát là: “Quyền của một công dân theo quy định của pháp luật có khả năng tác động đến quá trình ra quyết định, thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường” [30, tr.104]. Ở Việt Nam, luật pháp, chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường đều xác định rõ: bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, đã có nhiều điều khoản pháp luật quy định rõ quyền này của người dân nhằm bảo đảm sự tham gia rộng rãi, tích cực của các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, đây là một khái niệm rộng, nên chúng ta cần xem xét cụ thể từng cấp độ trong quá trình thực hiện quyền tham gia của công chúng vào quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, luật pháp và các quyết định, dự án về môi trường theo quy định của pháp luật. Quyền tham gia vào các quyết định, hoạt động bảo vệ môi trường của người dân được thể hiện dưới hình thức được hỏi ý kiến trực tiếp về các quyết định liên quan đến môi trường, theo hình thức lấy

ý kiến chuyên gia hoặc quyền được biết, gửi yêu cầu, kiến nghị đối với các quyết định liên quan về môi trường, thông qua hình thức đối thoại về môi trường, tham gia dưới hình thức kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, hình thức tự quản và phát triển các dịch vụ bảo vệ môi trường.

Khung pháp lý vững chắc cho quyền được tham gia ở Việt Nam là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Pháp lệnh dân chủ). Pháp lệnh dân chủ quy định bốn quyền cơ bản, theo châm ngôn nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Văn kiện này đã công nhận tầm quan trọng của việc công khai thông tin và có sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình ra quyết định. Sáng kiến dân chủ cơ sở bao gồm nhiều hình thức tham gia khác nhau của cộng đồng dân cư. Theo đó người dân cần được thông báo về các luật lệ và chính sách, các thủ tục hành chính, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương, kế hoạch sử dụng đất, lập ngân sách và chi tiêu ngân sách, các chương trình được nhà nước tài trợ, và các hoạt động liên quan đến giảm nghèo. Người dân được hỏi ý kiến đóng góp cho phát triển hạ tầng cơ sở, hình thành các tập tục và theo dõi các quỹ địa phương. Người dân cũng cần được tham vấn về các dự thảo của chính quyền địa phương, và họ cũng nên tham gia vào việc theo dõi kiểm tra các hoạt động của Hội đồng nhân dân, tham gia việc thực hiện các nghị quyết, xử lý khiếu nại, việc sử dụng các quỹ và các hoạt động tương tự.

Pháp luật môi trường trong việc bảo đảm quyền tham gia vào các quyết định, hoạt động bảo vệ môi trường của người dân chủ yếu tập trung đối với quy định trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện các dự án trong nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Quy định này thể hiện tại Khoản 8 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2005; Khoản 2, Khoản 3 Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Thực tiễn pháp lý về quyền tham gia của công dân đối với vấn đề

Một phần của tài liệu Quyền con người về môi trường và việc bảo đảm thực hiện ở việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)