Phát huy vai trò của lãnh đạo trong việc quản trị văn hóa doanh

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 73)

Lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp:

Lãnh đạo tạo dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp: ngay từ khi sáng lập doanh nghiệp, lãnh đạo đề ra tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hƣớng đi, mục tiêu và các nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà lãnh đạo là ngƣời tạo ra những đặc trƣng riêng cho nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình, thông qua quá trình truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lƣợc, hay triết lý kinh doanh, nhà lãnh đạo đã truyền bá những tƣ tƣởng tốt đẹp, lôi cuốn mọi ngƣời để thực hiện công việc hƣớng tới giá trị, mục tiêu đó. Những tham vọng, khát khao và niềm tin của nhà lãnh đạo dần dần đƣợc chia sẻ, thấm nhuần trong tổ chức và trở thành những giá trị chung của doanh nghiệp.

Lãnh đạo hình thành, nuôi dƣỡng môi trƣờng và những chuẩn mực văn hóa: Khi triển khai ý tƣởng kinh doanh, nhà lãnh đạo đã xác định và lựa chọn đƣờng lối hoạt động, con đƣờng phát triển, các nguyên tắc và những quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy cùng với sự chấp nhận, đóng góp của các thành viên trong tổ chức sẽ dần tạo nên các chuẩn mực hoạt động trong tổ chức. Cùng với sự tƣơng tác trong nội bộ doanh nghiệp là sự tham gia của các chính sách quản trị, nhất là chính sách quản trị nhân lực, qua đó, tạo nên một môi trƣờng hoạt động mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Đồng thời, những chuẩn mực đƣợc hình thành đó sẽ trở thành những tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn hành vi phù hợp trong doanh nghiệp. Qua đó, góp phần củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển chọn những ngƣời phù hợp với hệ giá trị văn hóa: quá trình quản trị thƣờng đƣợc xem nhƣ nghệ thuật đạt đƣợc mục tiêu thông qua nỗ lực của những ngƣời đi theo. Chọn lựa nhân sự và tổ chức bộ máy là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý tổ chức. Bởi vậy, nhà lãnh đạo thƣờng lựa chọn những ngƣời có khát vọng, động cơ, giá trị và niềm tin tƣơng đối giống với hệ giá trị của mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Ở những vị trí quan trọng nhƣ quản lý hay lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo càng phải chú trọng hơn tới việc lựa chọn những ngƣời đồng sự tin cậy với mình. Quá trình này sẽ giúp cho tổ chức lớn lớn trong quá trình nhân bản hệ giá trị của tổ chức. Nếu thiếu sự lựa chọn nhân sự kỹ lƣỡng, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh.

Lãnh đạo là tấm gƣơng và động lực cho nhân viên: con ngƣời chủ yếu nhận và hấp thụ tri thức qua mắt. Vì vậy hình ảnh, hành vi, và thái độ của lãnh đạo có sức ảnh hƣởng to lớn đối với hành vi của nhân viên. Nhân viên thƣờng bị ảnh hƣởng, học theo và làm theo các hành vi của lãnh đạo. Họ luôn lấy đó làm chuẩn mực để noi theo. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh chuẩn mực và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình, không ngừng bồi dƣỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo của mình. Với những mục tiêu, mong muốn mà nhà lãnh đạo đặt ra thì một nhà lãnh đạo thành công luôn là đầu tầu, luôn biết cách lôi kéo mọi ngƣời tin tƣởng và đi theo đƣờng lối của mình. Trong quá trình làm việc, họ gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, họ quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân. Từ đó, nhân viên tin tƣởng và đi theo con đƣờng nhà lãnh đạo đã lựa chọn một cách tự nguyện.

Lãnh đạo là ngƣời thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo là ngƣời xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp, nhƣng cũng là ngƣời đầu tiên thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động và phát triển, do môi trƣờng tác động và nhiều yếu tố thay đổi sẽ làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp và nhà lãnh đạo là ngƣời có vai trò rất lớn trong việc khởi xƣởng và thực hiện những thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp. Thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp là một thách thức lớn do tâm lý ngại thay đổi và có ý chống đối với những thay đổi của con ngƣời, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực, cẩn trọng và bền bỉ. Vì vậy, khi cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không chỉ là ngƣời đề ra các chiến lƣợc thay đổi, mà chính họ cũng tấm gƣơng thay đổi đầu tiên để tác động và tạo nên sự thay đổi đối với các thành viên khác trong doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát thực tế văn hóa doanh nghiệp tại Mai Linh cho thấy 13/50 nhân viên cảm thấy chỉ thị của lãnh đạo đôi lúc chƣa rõ ràng và 37/50 ngƣời cho rằng khó khăn do phƣơng pháp quản lý gây ra là họ không đƣợc quyền tự quyết định. Do đó, phƣơng pháp quản lý của lãnh đạo cũng nên có sự điều chỉnh lại: ví dụ có thể kết hợp phƣơng pháp quản lý độc tài với phƣơng pháp khác nhƣ là lấy ý kiến

lãnh đạo cũng nên lựa chọn phƣơng thức truyền tải các chỉ thị của mình cho thích hợp với từng đối tƣợng hoặc thích hợp với đa số nhân viên để mọi nhân viên đều thấu hiểu các chỉ thị của cấp trên. Thêm vào nữa, các văn bản chỉ thị mới khi truyền tài tới nhân viên cần kèm theo văn bản hƣớng dẫn thi hành chi tiết để sự vận dụng đƣợc đúng đắn. Các kênh truyền tải thông tin cũng cần chọn lọc lại và lựa chọn cho phù hợp với doanh nghiệp và cho từng đối tƣợng và cũng cần lựa chọn thời điểm truyền tải thích hợp. Ví dụ với lái xe cần chọn hình thức truyền tải thông qua trƣởng nhóm hoặc truyền tải bằng ấn phẩm phát trực tiếp vì đội ngũ này thƣờng xuyên không có mặt ở trụ sở.

Nhƣ vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, lãnh đạo Mai Linh cần nắm vững đƣợc vai trò và vị trí của mình, hơn nữa xác định tầm quan trọng của văn hóa trong phát triển doanh nghiệp thì áp dụng quản trị doanh nghiệp bằng văn hóa là rất cần thiết để giúp tạo niềm tin cho nhân viên từ đó để nhân viên sát cánh cùng lãnh đạo đƣa doanh nghiệp vƣợt qua khỏi khủng hoảng và dẫn tới thành công trong thƣơng trƣờng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 73)