Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo và

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 47)

Ý tƣởng xây dựng văn hóa doanh nghiệp đƣợc bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty. Ban quan hệ cộng động đƣợc thành lập, vấn đề đạt ra rất nghiêm túc là muốn có một có một văn hóa công ty mang đặc thù riêng. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, các thành viên trong Ban đã đi nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng văn hóa ở trên thế giới, họ nhận thấy rằng những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng cho mình văn hóa bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Nhƣng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhƣ thế nào và theo hƣớng nào?.

Thành viên ban lãnh đạo của công ty Mai Linh đều đã từng là ngƣời lính, họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thƣơng trƣờng, về giá trị của nghị lực và lòng yêu

nƣớc. Phải tạo nên một văn hóa Mai Linh riêng biệt, bản sắc trên nền tảng tinh thần yêu nƣớc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Nhƣ thế mới tạo đƣợc chỗ đứng của công ty trên thƣơng trƣờng và phát huy đƣợc tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên công ty.

Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc và điều quan trọng nhất là yêu mến công ty, xem đó nhƣ một gia đình lớn mà mình là một thành viên.

Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trƣờng Cao đẳng văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc, về văn hóa Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử mời các giáo sƣ tiến sĩ về văn hóa học và một số Tổng giám đốc đến giảng bài.

Ban quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm về việc bổ sung bài giảng, thƣờng xuyên tìm và cung cấp tài liệu về văn hóa, về doanh nghiệp cho anh em. Hàng nghìn cuốn sách „ làm giám đốc trong 1 phút” đƣợc trao tận tay từng cán bộ, tài liệu nói về một công ty của Nhật đang huấn luyện cho nhân viên của mình về nụ cƣời thân thiện nhƣ thế nào cũng đƣợc cung cấp cho anh em tham kháo…

Nghiên cứu thực trạng văn hóa tại công ty Mai Linh, tác giả đã nghiên cứu các ấn phẩm, bài báo viết về doanh nghiệp, các bản báo cáo thƣờng niên và tiến hành khảo sát thực tế bằng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn bằng phiếu hỏi với 50 cán bộ nhân viên Mai Linh ở vị trí nhân viên văn phòng và lái xe tại công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc, mục đích là nghiên cứu cảm nhận, đánh giá của nhân viên Công ty về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Mai Linh sau đó tiến hành phân tích, so sánh đánh giá để đánh giá thực trạng văn hóa của công ty. Kết quả khảo sát cho thấy:

Tất cả nhân viên trƣớc khi làm việc đều đƣợc tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ và đào tạo về văn hóa doanh nghiệp và đều nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển doanh nghiệp, tất cả 50 nhân viên đƣợc khảo sát đều đã nhận thấy văn hóa doanh nghiệp: tạo nên phong cách làm việc, đặc trƣng

riêng cho doanh nghiệp; tạo động cơ, động lực làm việc; giúp nâng cao khả năng cạnh tranh; giảm xung đột, giúp xây dựng khối đoàn kết; là cơ sở của quản trị chiến lƣợc; giúp phối điều phối và kiểm soát.

Kết quả khảo sát về đánh giá nhân viên về các đặc trƣng của văn hóa Mai Linh dƣới đây cũng cho thấy đa số nhân viên đã nắm đƣợc những đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp và đều đánh giá cao những đặc trƣng đó. Trong số các đặc trƣng đó, 40/50 nhân viên coi rằng sự gƣơng mẫu của lãnh đạo là rất quan trọng, 50/50 nhân viên đƣợc khảo sát cũng khẳng định là niềm tin của nhân viên với tinh thần và nội dung của văn hóa doanh nghiệp; trang phục nhân viên; điều kiện làm việc; thƣơng hiệu; đạo đức kinh doanh; chất lƣợng dịch vụ là khá và rất quan trọng. Trong đó cũng có một số ý kiến trái chiều về tầm quan trọng của các đặc trƣng: kiến trúc nội thất văn phòng, sứ mênh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hay lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa.

Qua khảo sát ta có thể nhận thấy đa số nhân viên đểu nắm đƣợc các đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp và đánh giá cao về tầm quan trọng của lãnh đạo, chất lƣợng sản phẩm, điều kiện làm việc, đồng phục nhân viên, đạo đức kinh doanh...Tuy nhiên cũng có một số ít chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi hay công tác truyền thông hay quảng cáo về doanh nghiệp, các nghi lễ nội bộ. Nguyên nhân có thể do thời gian qua do gặp khó khăn nhiều trong lĩnh vực tài chính, do mất phƣơng hƣớng trong kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ngỏ trong việc phát triển các giá trị văn hóa tới nhân viên, việc cắt giảm kinh phí dẫn tới cắt giảm các hoạt động tinh thần tƣơng ứng có thể dẫn tới việc nhân viên ít thấy tầm quan trọng của các hoạt động đó và không thấy hấp dẫn để tham gia.

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát của nhân viên về đặc trƣng biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp Mai Linh.

Đơn vị: người Nội dung Khó nói, không quản trọng Khá quan trọng Rất quan trọng, quan trọng nhất

1. Kiến trúc, nội thất văn phòng 21 22 7

2. Trang phục nhân viên 16 34

3. Điều kiện và phƣơng tiện làm việc 22 28

4. Nội quy, kỷ luật làm việc 24 26

5. Thƣơng hiệu doanh nghiệp 16 34

6. Những ấn phẩm nhƣ bài báo, tài liệu giới thiệu

quảng cáo về doanh nghiệp 8 16 26

7. Cách thức giao tiếp trong nội bộ và với bên

ngoài của nhân viên 6 18 18

8. Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp 6 24 12

9. Giá trị cốt lõi 16 16 17

10. Đạo đức kinh doanh 8 42

11. Chất lƣợng, sản phẩm doanh nghiệp 25 25

12. Giá trị, niềm tin và thái độ đối với tinh thần và

nội dung của văn hóa doanh nghiệp 20 30

13. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa 16 16 18 14. Sự gƣơng mẫu thực hiện của lãnh đạo cao nhất 10 40 15. Công tác giáo dục, truyền thông của doanh

nghiệp về văn hóa doanh nghiệp 8 16 24

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)