Bối cảnh kinh tế và nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

d/ Một số phương thức khác

2.1 Bối cảnh kinh tế và nguyên nhân buộc các NHTMCP tăng vốn tự có

Thế kỷ 21 ñược nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng xu hướng toàn cầu hoá là ñiều tất yếu. Chúng ta ñang sống vào thời ñại mà cục diện thế giới ñã thay ñổi nhanh chóng và sâu sắc theo xu hướng ña cực. Nền kinh tế thế giới hiện nay mang tính phụ thuộc, liên ñới lẫn nhau rất mạnh mẽ. Ngày nay và tương lai, một quốc gia không thể vận ñộng một cách ñộc lập, không còn có những ốc ñảo kinh tế biệt lập mà nền kinh tế mỗi quốc gia sẽ hoà nhập vào thể chế kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng và những tác ñộng chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, làn sóng sáp nhập và mua lại ngày càng phát triển mạnh mẽ ñã làm thay ñổi tương quan cạnh tranh buộc các công ty khác muốn ñương ñầu ñược với các công ty này cũng phải tìm cách liên kết với công ty ñể nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Tình hình này khiến cho việc cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc ñã ñưa nước này trở thành nền kinh tế có tầm ảnh hưởng với kinh tế thế giới, tạo thế cân bằng mới trong tương quan kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên, hiện nay thế giới ñang chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính khá nghiêm trọng, và ñây là một cuộc khủng hoảng mang tính chất cơ cấu kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ hiện nay bắt nguồn từ việc nguồn vốn lưu chuyển tự do, không có sự giám sát tài chính. Ở Mỹ là khả năng vay nợ cao, không có khả năng chi trả, vay nợ cao gấp 30 - 40 lần khả năng trả, tình trạng mất cân ñối về tài chính liên quan ñến những tên tuổi tín dụng lớn. Cuộc khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết ở năm 2010 và năm 2011 và những tác ñộng của nó ñược ñánh giá là sẽ bao phủ bóng ñen trong những năm sau.

VN ñã ñạt ñược nhiều thành tựu ñáng kể sau 20 năm ñổi mới, trở thành thành viên chính thức của WTO và mức tăng trưởng ñỉnh cao trong 2 năm 2006 và 2007 là những dấu ấn quan trọng, mang tính bước ngoặt cho quá trình phát triển. Năm 2007, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ñạt 8,5%, là năm thứ ba liên tiếp kinh tế VN ñạt tốc ñộ tăng trưởng trên 8%. Hoạt ñộng kinh doanh vẫn tiếp tục ñược cải thiện, tỷ lệñầu tư của nền kinh tếñạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng ñã ñược thúc ñẩy bởi nhân tố tư nhân, trong ñó có 59 nghìn doanh nghiệp ñược thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn cam kết ñầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gần gấp ñôi, lên 20,3 tỷ USD. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng xuất hiện một số vấn ñề “nóng bỏng” như lạm phát, cán cân thanh toán thiếu hụt, sự tăng nóng của lĩnh vực tín dụng, mức tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán và sự tăng mạnh của thị trường bất ñộng sản ñang tạo ra nguy cơ “bong bóng”. Khủng hoảng tài chính của Mỹ vào cuối năm 2007 ñã dẫn ñến suy thoái kinh tế toàn cầu, trong ñó có VN. Bước vào năm 2008, nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả và lạm phát lan rộng toàn cầu buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải ñiều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế. Thực trạng này cũng ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi ñến nền kinh tế nước ta. GDP của VN có lúc chỉ còn 5,3 % (năm 2009). Trước tình hình ñó, VN ñã linh hoạt làm chủ tình hình, chủñộng ñưa ra những gói giải pháp phù hợp, ñảm bảo nền kinh tế VN chịu tác ñộng ít nhất từ cuộc khủng hoảng. Trong năm 2010, kinh tế vĩ mô của VN khá ổn ñịnh và hoàn thành ñược các chỉ tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, GDP ñảm bảo tăng trưởng trên 6,78%, nhập siêu ở mức 17,3% so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm trước... Tình hình tài chính tiền tệ của VN nhìn chung ổn ñịnh nhưng lãi suất, mặt bằng tỷ giá vẫn còn cao so với nhiều nước trên thế giới, do ñó vẫn gây những khó khăn cho các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục giám sát chặt chẽ hơn những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính. Một trong những vấn ñề cần ñược quan tâm trong giai ñoạn hiện nay là lạm phát của VN rất cao và lãi suất ngân hàng ñang liên tục leo thang...

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng ñã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007, 100 ngân hàng vào năm 2011 và số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào hai khối NHTMCP và ngân hàng có yếu tố nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng VN ñối với các nhà ñầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt ñộng của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng bình quân năm khoảng 30% (tính theo CAGR) trong giai ñoạn 2001 - 2010, ñạt mức 4.213.439 tỉ ñồng, vào cuối năm 2010 (tăng 10,6 lần so với năm 2001), tương ñương 212,6% GDP. Sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD tập trung vào hai mảng truyền thống là cho vay và huy ñộng. Tốc ñộ tăng huy ñộng vốn giai ñoạn 2001 - 2010 tăng nhanh từ mức 240.524 tỉ ñồng năm 2001 lên 2.601.034 tỉ ñồng vào cuối năm 2010, bình quân 30%/năm (tính theo CAGR). Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao, ñạt trung bình 32%/năm giai ñoạn 2001 – 2010; dự kiến tăng dưới 20% năm 2011 và dưới 20% những năm tiếp theo. Độ sâu tài chính cũng ñã có sự thay ñổi ñáng kể khi các tỉ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP tăng nhanh qua các năm và ñạt 116,4% và 131,2% vào cuối năm 2010. Riêng tỉ lệ M2/GDP tăng từ mức 58,1% năm 2001 lên mức 126% năm 2009. Điều này cho thấy mức ñộ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng VN.Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi ñạt tốc ñộ tăng 54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong ñó bao gồm cả nhu cầu vốn ñầu tư chứng khoán và bất ñộng sản, hoạt ñộng ngân hàng truyền thống có tiềm năng tăng trưởng ổn ñịnh. Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ ñối mặt với rủi ro lớn hơn khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình trong khu vực (khoảng 83%). Năm 2010 lạm phát của nền kinh tế VN có những diễn biến phức tạp, tháng 9 CPI tăng bắt ñầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng ñã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội ñề ra sẽ không

thực hiện ñược. Kết thúc năm 2010, lạm phát tại VN ñã vượt ngưỡng hai con số, ñạt khoảng 11%. Các nhà phân tích kinh tế nhận ñịnh rằng cho dù NHNN vẫn tiếp tục duy trì biện pháp thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 ñể chống lạm phát và chính sách tài khóa của Chính phủ sẽ không quá mở rộng như những năm trước, tốc ñộ lạm phát của nền kinh tế VN sẽ khó thể xuống thấp hơn mức thực hiện của năm 2010. Tình trạng khiếm hụt cán cân thương mại năm 2011 vẫn còn cao, tuy sẽ không vượt mức của năm 2010, do những nỗ lực kiềm chế nhập siêu của Chính phủ. Nhập khẩu sẽñược cân nhắc thận trọng hơn do tỷ giá ñồng VN so với ñồng USD có giảm ñôi chút, tuy nhiên các nhà xuất khẩu VN vẫn phải tiếp tục ñối ñầu với một thị trường thế giới cạnh tranh quyết liệt, với những ñối thủ nước ngoài có quyết tâm hơn và ñược sự hỗ trợ tốt hơn từ các chính phủ và hệ thống ngân hàng của họ.

Với bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hiện nay, việc duy trì và củng cố năng lực tài chính là vấn ñề vô cùng quan trọng và cần thiết ñược ñặt ra cho ngành ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTMCP nói riêng. Một trong những cách ñể các ngân hàng phát triển bền vững chính là gia tăng vốn tự có của mình, tăng năng lực tài chính ñể tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn.

2.1.2. Nguyên nhân buc các NHTMCP tăng vn t có: 2.1.2.1. Nguyên nhân vĩ mô: 2.1.2.1. Nguyên nhân vĩ mô:

a. Áp lc trong vn ñề hi nhp quc tế:

Từ trước tới nay, người ta chỉ biết chuyện các doanh nghiệp, người dân thiếu vốn phải ñi vay ngân hàng. Nhưng với vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế, ñến nay chính các ngân hàng cũng ñang phải ñối mặt với việc tăng thêm nguồn vốn tự có ñểñạt ñược các tiêu chí quốc tế tối thiểu trước yêu cầu hội nhập.

Theo Hiệp ước Basel VN ñã ký kết với IMF, giai ñoạn 2007-2008 các ngân hàng VN phải ñạt yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 8%. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng VN vốn tự có còn rất nhỏ so với các ngân hàng trung bình của khu vực trong khoảng thời gian ñó. Vốn tự có bình quân của các ngân hàng quốc doanh khoảng 3.600 tỷ

ñồng, của các ngân hàng cổ phần là 180 tỷ. Quy mô vốn tự có của các NHTMCP VN hiện nay còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bình quân các NHTMCP mới ñạt 9.000 tỷ ñồng, tương ñương 600 triệu USD. Trong khi ñó bình quân các NHTM trong khu vực lên tới 50 tỷ USD. Trong khi ñó, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi VN hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô ngày càng rộng và sâu. Khi ñó, những biến ñộng kinh tế thường có nguy cơ làm xuất hiện thêm các loại loại rủi ro. Việc tăng vốn giúp các ngân hàng tăng cường khả năng tự vệ cho mình.

Bng 2.1: Vn ñiu l ca mt s NHTM trong khu vc năm 2009.

Đơn vị tính: Triệu USD.

Quc gia Vn ñiu lQuc gia Vn ñiu l

VIT NAM MALAYSIA

Viettinbank 577 Maybank 4.102

BIDV 724 Public bank (PBB) 2.382

Vietcombank 621 Commerce Asset – Holding 1.695

Agribank 1.062 AMMB Holding 1.476

Sacombank 344 RHB Bank Berhad 1.179

ACB 401 Hong Leong Bank 1.128

Techcombank 355 THAILAND

INDONESIA Bangkok Bank 3.178

Bank Mandiri 2.122 Siam Commercial Bank 2.189

Bank BNI 1.499 Kasikornbank 1.996

Bank central Asia 1.304 Krung Thai Bank 1.837

Bank Rakyat Indonesia 1.070 Siam City Bank 853

Bank Danamon Indonesia 807 Thai Military Bank 802

Panin Bank 363 Bank of Ayudhya 771

PHILIPPINE SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9.623

Metropolitan Bank Et Trust

Equitable PCI Bank 464 Oversea – Chinese Banking

Corporation 5.589

Điều quan trọng hơn, từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ VN khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nước ngoài ñược thành lập tại VN, hoạt ñộng theo Luật Các TCTD của VN, không bị ñối xử phân biệt với các NHTM của VN. Với các ñiều kiện trên, buộc các NHTM nước ta, nhất là các NHTMC P phải tăng vốn ñiều lệ ñể NHTM VN nâng cao năng lực tài chính, ñủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập.

Tác ñộng của cuộc khủng hoảng tài chính hiện ñang lan rộng trên toàn cầu ñối với nền kinh tế VN nói chung và một số lĩnh vực cụ thể, ñặc biệt trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu và hoạt ñộng tài chính…Do ñó, hệ thống ngân hàng cần phải tăng vốn ñể tăng tính an toàn cho toàn hệ thống và cho nền kinh tế khi chịu tác ñộng xấu từ cuộc khủng hoảng. b. Nhng quy ñịnh pháp lý ràng buc t phía NHNN và Chính ph: Căn cứ theo Nghị ñịnh số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ và Nghịñịnh 10/2011/NĐ-CP sửa ñổi Nghịñịnh 141/2006/NĐ-CP, mức vốn pháp ñịnh của các NHTMCP ñến năm 2011 3.000 tỷ ñồng. Để tồn tại buộc các NHTMCP phải tăng vốn.

Ngoài ra, nếu NHTM có nhiều nợ xấu và các khoản rủi ro khác như mất quỹ tiền mặt, rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt mà quỹ dự phòng rủi ro và các loại quỹ khác của NHTM không ñủ năng lực tài chính xóa hết các món nợ xấu và các rủi ro khác. Khi ñó thanh tra các TCTD của NHNN có quyền yêu cầu NHTM dùng vốn ñiều lệñể xóa hết những món nợ xấu và các rủi ro khác. Nhưng nếu NHTM dùng vốn ñiều lệ xóa nợ xấu và các rủi ro khác hết 50%, mà trong một thời gian ngắn NHTM không có khả năng tăng vốn ñiều lệ, NHNN ñược quyền tuyên bố NHTM ấy ñã phá sản.

Luật các TCTD VN ban hành năm 2010 ñã có những quy ñịnh khá cụ thể ñể ñiều chỉnh, giám sát hoạt ñộng ngân hàng ñảm bảo an toàn thông qua các chỉ tiêu hoạt ñộng ngân hàng gắn với vốn ngân hàng, theo ñó ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt ñộng phải gắn với sự tăng trưởng vốn tự có, cụ thể:

Quy ñịnh về tổng mức dư nợ cấp tín dụng ñối với một khách hàng không ñược vượt quá 15% vốn tự có của NHTM và tổng mức dư nợ cấp tín dụng ñối với một khách hàng và người có liên quan không ñược vượt quá 25% vốn tự có của NHTM.7 Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê tài chính là những hoạt ñộng chủ yếu tạo lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn cho ngân hàng. Vì vậy, ñể gia tăng lợi nhuận các NHTM phải gia tăng dư nợ cho vay ñồng thời với việc giảm rủi ro tín dụng. Muốn gia tăng dư nợ cho vay, ñiều kiện bắt buộc phải gia tăng vốn tự có. Như vậy, vốn tự có còn là căn cứ xác ñịnh giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, là cơ sở ñể giám sát của thanh tra NHNN, của kiểm toán…

Quy ñịnh vốn tự có là căn cứ xác ñịnh giới hạn góp vốn, mua cổ phần: Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một NHTM vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của NHTM ñó không ñược vượt quá 40% vốn ñiều lệ và quỹ dự trữ của NHTM8. Các NHTM muốn gia tăng ñầu tư thương mại ñể thực hiện ñược mục tiêu kinh doanh , không có cách nào khác phải tăng vốn ñiều lệ là một trong những biện pháp quan trọng ñể gia tăng vốn tự có.

NHTM, TCTD không ñược ñầu tư quá 50% số vốn ñiều lệ vào tài sản cố ñịnh9. Do ñó ñể hiện ñại hoá và mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch; ñầu tư hiện ñại hoá công nghệ, trang bị máy ATM, máy tính hiện ñại, trang thiết bị khác,... NHTM cổ phần phải thường xuyên tăng vốn ñiều lệ.

7 Khoản 1, Điều 128, Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ñã ñược Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)