Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Trung Quố c

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 40)

d/ Một số phương thức khác

1.4.3Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Trung Quố c

Một số chuyên gia như James Kynge từng hình dung kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi ñang cưỡi trên một chiếc xe ñạp. Chỉ cần vẫn tiến về phía trước thì không sao, nhưng một khi giảm tốc thì hậu quả sẽ khôn lường.

Hiện tại, tình trạng dân số già hóa tăng nhanh trong khi tiền lương nhân công không ngừng tăng lên, ñang khiến lạm phát của Trung Quốc leo thang và kéo lùi tăng trưởng.

Nếu như vài năm trở lại ñây là thời kỳ "lạm phát thấp" do giá thuê nhân công rẻ tạo nên, thì tỷ lệ lạm phát "bình thường" sẽ như thế nào? Những vụ việc gần ñây ñã khiến người ta phải lo ngại. Ví dụ như vào giữa những năm 1990, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc thường vượt quá 10%. Nhưng trên thực tế, lạm phát của quốc gia này tới cuối năm 1994 ñã lên tới mức ñỉnh, gần 30%.

Trung Quốc có khả năng sẽ phải ñối mặt với "thời ñiểm Minsky" trong một thời gian không lâu nữa. Minsky ñược hiểu là thời ñiểm khi vòng xoắn ốc của nợ vay kết thúc và giá tài sản tuột dốc thẳng ñứng.

Theo thuyết này, nếu do may mắn mà chúng ta ñược hưởng lợi từ một giai ñoạn tăng trưởng và ổn ñịnh tài chính kéo dài, thì những hạt mầm của sự bất ổn sẽ ñược gieo tới tất cả mọi người, từ nhà ñầu tư ngân hàng, ñến các cơ quan quản lý.

Trung Quốc, nước ñang phải ñối mặt với khúc quanh lớn về cơ cấu dân số, rất có thể sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát năm 2011. Tuy nhiên, cuộc chiến này sẽ vẫn tiếp tục kéo dài và một khi có bất cứ sự thay ñổi nào, mức ñộ khó khăn bị lại bị nâng lên thêm một bậc.

Để giữ ñược tình hình sự phát triển bền vững cho nền kinh tế, Trung Quốc phải ngăn chặn lạm phát và hoạt ñộng tín dụng tràn lan bằng hàng loạt các biện pháp như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có thể phải nâng giá ñồng Nhân dân tệ,… Một trong những biện pháp ñểổn ñịnh tài chính là Trung Quốc ñã yêu cầu 5 ngân hàng lớn nhất nâng tỷ lệ an toàn vốn.

Cơ quan ñiều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc ñã ñặt ra tỷ lệ an toàn vốn (CAR) áp dụng với 5 ngân hàng cho vay lớn nhất Trung Quốc ở mức tối thiểu 11,5% bởi lo lắng rủi ro tín dụng sẽ lớn hơn.

Theo một quan chức ngành ngân hàng Trung Quốc, tỷ lệ an toàn vốn tại ngân hàng Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng lớn nhất thế giới, và 3 ngân hàng ñối thủ trong tháng trước ñã ñược ñiều chỉnh lên mức thấp nhất là 11,8%.

Tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng lớn thứ 4, phải ở mức khoảng 11,7%.

Động thái này có thể giúp các nhà hoạch ñịnh chính sách Trung Quốc kiềm chế tăng trưởng tín dụng sau khi lạm phát và giá bất ñộng sản tăng mạnh sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng mạnh trong suốt 2 năm. Tổng giá trị các khoản vay mới lên tới 2,7 nghìn tỷ USD trong 2 năm.

Trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ñã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên mức cao nhất trong ít nhất 2 thập kỷ và yêu cầu thanh tra các khoản vay trong lĩnh vực bất ñộng sản.

Ủy ban ñiều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc cho ñến nay ñã thiết lập nhiều mục tiêu và áp tiêu chuẩn ñối với vốn của 5 ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng không thấp hơn so với con số tối thiểu 11,5%.

Nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, hiện ñang kiểm soát khoảng hơn một nửa tài sản của hệ thống ngân hàng nước này, ñã huy ñộng ñược 56 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển ñổi trong năm 2010.

Tỷ lệ an toàn vốn tại ICBC và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc ở thời ñiểm cuối năm 2010 lần lượt ở mức 12,27% và 12,68%.

Tỷ lệ an toàn vốn tại Bank of China ở mức 12,58% còn tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở mức khoảng 11,59% còn ở ngân hàng BoCom là 12,36%.

Mức trên dù ñã ñược ñiều chỉnh tăng nhưng vẫn thấp hơn so với con số 14,87% của 100 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường.

Fitch cho rằng sự phụ thuộc của các ngân hàng Trung Quốc vào tăng trưởng tín dụng ñể kiếm ñược lợi nhuận ñồng nghĩa với họ cần huy ñộng thêm vốn.

Ông Wen Chunling, chuyên gia phân tích thuộc Fitch tại Bắc Kinh, nhận xét: “Các ngân hàng Trung Quốc ñương ñầu với vấn ñề vốn trong dài hạn bởi họ không muốn giảm phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng. Trọng tâm của các quy ñịnh của Trung Quốc chính là ñảm bảo các ngân hàng tự trang bị cho họ ñủ vốn ñể chuẩn bị tốt cho khả năng khủng hoảng ñể nếu khủng hoảng xảy ra, chính phủ sẽ không phải tốn quá nhiều tiền ñể giải cứu.”

1.4.4 Bài hc kinh nghim tăng vn t có cho các ngân hàng VN:

Trong xu thế toàn cầu diễn ra hết sức mạnh mẽ, tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, việc tìm hiểu kinh nghiệm tăng vốn tự có của các nước như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc giúp các ngân hàng VN bắt kịp với xu thế của thế giới về việc phát triển quy mô vốn tự có sao cho hiệu quả nhất, cũng như vận dụng thuần thục các tiêu chuẩn quốc tế vào việc tăng vốn ngân hàng nhằm nâng cao nâng lực cho ngân hàng VN trong việc phòng trách cơn bão tài chính là ñiều hết sức cần thiết.

Qua kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Mỹ và Châu Âu cho ta thấy các nhà ñiều hành Mỹ và Châu Âu rất quan tâm ñến mức ñộ an toàn vốn của các ngân hàng, họ có những quy ñịnh rất chặt chẽ về giám sát hoạt ñộng ngân hàng như ñạo luật Cải cách Tài Chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank Wall Street and Consumer Protection Act), gọi tắt là Dodd-Frank, Hiệp ñịnh Basel I, II và III, …chứng tỏ các nước Châu Âu và Châu Mỹ có bề dày lịch sử về các quy tắc tài chính và theo ñó họ rất quan tâm tới vấn ñề an toàn tài chính, ñặc biệt là an toàn của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 cho thấy sự ñổ vỡ tài chính vẫn có thể xảy ra ngay với những ngân hàng khổng lồ và lâu ñời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước ñây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Và qua cuộc khủng hoảng hiện nay cũng cho thấy Mỹ và Châu Âu ñang cố gắng chấn chỉnh toàn bộ

hệ thống ngân hàng theo hướng chặt chẽ hơn và giúp hệ thống tránh khỏi các tác ñộng tiêu cực từ bên ngoài. Từ ñó, ta thấy VN cần phải gia cố thêm hệ thống ngân hàng ñể tránh các tác ñộng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng mà ngay cả các nước phát triển còn cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, trong quá trình tăng vốn các ngân hàng của VN cần phải chú trọng hơn nữa chất lượng hơn là số lượng. Hiện nay quy ñịnh mức vốn ñiều lệ của các ngân hàng ở VN cao hơn các ngân hàng ở Mỹ, cụ thể, ñến cuối năm 2010, nước Mỹ có 7.760 ngân hàng, trong ñó có 7.095 ngân hàng (chiếm 91,4%) có tổng tài sản dưới 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ ñồng). Nếu tính về vốn ñiều lệ, một số ngân hàng ở Mỹ chỉ có 6,5 triệu USD, trong khi ở VN quy ñịnh ñến 3.000 tỷ ñồng (bằng 150 triệu USD), một khi vốn tăng lên, các ngân hàng phải lo bài toán sử dụng vốn sao cho hiệu quả, khi mà trình ñộ, khả năng chưa theo kịp. Do vậy, các ngân hàng chỉ lo bài toán tăng vốn mà ít chú trọng ñến an toàn vốn.

Trung Quốc là ñất nước Châu Á có nhiều ñặc ñiểm kinh tế khá tương ñồng với VN, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh trong thập kỷ qua dẫn ñến tình trạng kinh tế quá nóng và lạm phát, ñiều có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác ñộng tiêu cực trở lại. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất ñịnh ñang nóng lên như ở những nơi có hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế gần ñây là kết quả của các ñầu tư quy mô lớn, mà thường kém hiệu quả hơn nhiều so với các quốc gia khác nhưẤn Độ. Dù Trung Quốc có tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, song tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân ñầu người lẫn tốc ñộ tăng trưởng GDP tuyệt ñối chưa phải là cao nhất thế giới. Việc tăng trưởng quá nóng, lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng mạnh, ñặc biệt là bất ñộng sản do cung tiền nhiều cho nền kinh tế giúp thúc ñẩy tăng trưởng ñã làm cho kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần ñây phải chịu nhiều tác ñộng tiêu cực do nền kinh tế quá nóng và suy thoái kinh tế thế giới làm co hẹp thị trường xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều tổ chức nước ngoài nhận ñịnh rủi ro nền kinh tế Trung Quốc rất lớn, do nợ xấu có xu hướng

tăng cao khi giá nhà ñất chựng lại có thể gây hệ quả không tốt cho hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế. Tương tự như kinh tế Trung Quốc, VN cũng có tăng trưởng tín dụng nóng trong 4 năm qua ñã dẫn ñến tình trạng nhiều công ty vay nợ quá mức và một số ngân hàng gặp khó với nhóm công ty này và giá bất ñộng sản trong thời gian này cũng tăng ñáng kể. Ông Bingham, ñại diện thường trú Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nói: “Cần phải có chính sách cải tổ ngành ngân hàng. Cải thiện tiềm lực vốn của các ngân hàng và giải quyết vấn ñề mà nhóm ngân hàng nhỏñang ñương ñầu.” Moody vẫn giữ quan ñiểm bi quan với triển vọng ngành ngân hàng VN, chuyên gia Moody cho rằng các yếu tố mất cân bằng về kinh tế tiềm ẩn rủi ro với chất lượng tài sản của các ngân hàng và hoạt ñộng cấp vốn trở nên khó khăn hơn. Do ñó, VN cũng như Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp mạnh và quyết liệt hơn ñể thúc ñẩy sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

KT LUN CHƯƠNG 1

Vốn tự có là một cấu thành rất quan trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là một trong những ñiều kiện cần thiết ñể phát triển quy mô hoạt ñộng của ngân hàng, là cơ sở ñể ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng theo quy ñịnh của quốc gia và theo thông lệ quốc tế. Quy mô vốn tự có của ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí ñể ñánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng mạnh hay yếu. Các ngân hàng muốn phát triển quy mô tài sản thì phải dựa trên nền tảng của sự phát triển vốn tự có, ngược lại, phát triển vốn tự có sẽ tạo ñiều kiện cho ngân hàng phát triển quy mô tài sản góp phần gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn ñảm bảo an toàn vốn. Với yêu cầu của sự phát triển, các NHTM ñều quan tâm ñến việc tăng vốn tự có. NHTM có thể thực hiện việc tăng vốn tự có từ nhiều nguồn khác nhau như tăng vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại, kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn ñiều lệ, quỹ thặng dư vốn cổ phần,…. tức tăng từ nguồn vốn nội bộ của ngân hàng hoặc sử dụng nguồn vốn bên ngoài bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển ñổi, v.v…Tuy nhiên, ñể lựa chọn ñược một phương án tăng vốn tối ưu, ngân hàng phải cân nhắc tương quan về chi phí và rủi ro của mỗi phương án một cách thận trọng nhằm ñem lại hiệu quả cao nhất cho việc tăng vốn tự có. Vì vậy, ñiều quan trọng là các NHTM phải xác ñịnh ñược mức vốn tự có cần thiết ñủ ñể bù ñắp rủi ro, ñồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp ñể tăng vốn, nhằm ñảm bảo ñược sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong chương này, tác giả cũng ñã phân tích về kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng trên thế giới như các ngân hàng Mỹ, ngân hàng Châu Âu, ngân hàng Trung Quốc. Từ ñó, rút ra những bài học kinh nghiệm về việc tăng vốn tự có cho ngân hàng VN nhằm ñịnh hướng cho quá trình tăng vốn tự có của các NHTMCP tại VN trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 2

THC TRNG VÀ NHNG CHUYN BIN CA H

THNG NHTMCP VN SAU KHI TĂNG VN T

2.1. Bi cnh kinh tế và nguyên nhân buc các NHTMCP tăng vn t có: 2.1.1. Bi cnh kinh tế trước yêu cu tăng vn t có ca các NHTMCP: 2.1.1. Bi cnh kinh tế trước yêu cu tăng vn t có ca các NHTMCP: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế kỷ 21 ñược nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng xu hướng toàn cầu hoá là ñiều tất yếu. Chúng ta ñang sống vào thời ñại mà cục diện thế giới ñã thay ñổi nhanh chóng và sâu sắc theo xu hướng ña cực. Nền kinh tế thế giới hiện nay mang tính phụ thuộc, liên ñới lẫn nhau rất mạnh mẽ. Ngày nay và tương lai, một quốc gia không thể vận ñộng một cách ñộc lập, không còn có những ốc ñảo kinh tế biệt lập mà nền kinh tế mỗi quốc gia sẽ hoà nhập vào thể chế kinh tế toàn cầu, chịu ảnh hưởng và những tác ñộng chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, làn sóng sáp nhập và mua lại ngày càng phát triển mạnh mẽ ñã làm thay ñổi tương quan cạnh tranh buộc các công ty khác muốn ñương ñầu ñược với các công ty này cũng phải tìm cách liên kết với công ty ñể nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình. Tình hình này khiến cho việc cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc ñã ñưa nước này trở thành nền kinh tế có tầm ảnh hưởng với kinh tế thế giới, tạo thế cân bằng mới trong tương quan kinh tế Đông Tây. Tuy nhiên, hiện nay thế giới ñang chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính khá nghiêm trọng, và ñây là một cuộc khủng hoảng mang tính chất cơ cấu kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ hiện nay bắt nguồn từ việc nguồn vốn lưu chuyển tự do, không có sự giám sát tài chính. Ở Mỹ là khả năng vay nợ cao, không có khả năng chi trả, vay nợ cao gấp 30 - 40 lần khả năng trả, tình trạng mất cân ñối về tài chính liên quan ñến những tên tuổi tín dụng lớn. Cuộc khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết ở năm 2010 và năm 2011 và những tác ñộng của nó ñược ñánh giá là sẽ bao phủ bóng ñen trong những năm sau.

VN ñã ñạt ñược nhiều thành tựu ñáng kể sau 20 năm ñổi mới, trở thành

Một phần của tài liệu HỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 40)