d/ Một số phương thức khác
1.4.1 Kinh nghiệm tăng vốn tự có của các ngân hàng Mỹ
Khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay vẫn chưa có ñiểm dừng. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ và diễn ra từ năm 2007 cho tới nay. Cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận ñể JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu. Sự sụp ñổ của Bear Stern ñã ñẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn. Tháng 8 năm 2008, ñến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu ñời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác. Hàng loạt tổ chức tài chính trong ñó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu ñời bị phá sản ñã ñẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng ñói tín dụng. Để ổn ñịnh và gia cố hệ thống tài chính chống chọi lại cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai, tháng 5 năm 2009 FED và các cơ quan thanh tra Mỹñã tiến hành thanh tra 19 tổ chức tài chính lớn nhất Mỹ trong ñó có công ty bảo hiểm, tài chính ô tô, thẻ tín dụng và ngân hàng, mỗi ngân hàng có hơn 100 tỷ USD tài sản ñã tham gia. 19 tổ chức này nắm khoảng một nửa các khoản vay tại Mỹ và 2/3 số tài sản của toàn ngành ngân hàng Mỹ bao gồm hơn 8 nghìn ngân hàng. Cuộc thanh tra này là một phần trong kế hoạch ổn ñịnh hệ thống tài chính của Tổng thống Obama.
Kết quả của ñợt thanh tra là 10/19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ cần thêm khoảng 74,6 tỷ USD. Không một ngân hàng nào trong danh sách này ñược cho phép sụp ñổ. Những ngân hàng cần thêm vốn sẽ phải ñệ trình kế hoạch tăng vốn ñược chính phủ chấp thuận trước ngày 08/06/2009.
Danh sách ngân hàng tăng vốn bao gồm: Bank of America (33,9 tỷ USD); Wells Fargo (13,7 tỷ USD); GMAC LLC (11,5 tỷ USD); Citigroup (5,5 tỷ USD).
Bank of New York Mellon, American Express, Capital One Financial, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase, MetLife and State Street không cần tăng vốn. Một số ngân hàng thuộc diện phải tăng vốn ñã thông báo kế hoạch riêng. Morgan Stanley, theo yêu cầu tăng vốn 1,8 tỷ USD từ chính phủ, cho biết họ có kế hoạch tăng thêm 5 tỷ USD. Trong ñó có 2 tỷ USD thông qua cổ phiếu phổ thông.
Chính phủ yêu cầu các ngân hàng giữ tỷ lệ vốn cao hơn một mức nhất ñịnh ñể ñảm bảo họ vẫn có thể cho vay ngay cả khi bối cảnh kinh tế xấu ñi.
Các ngân hàng sẽ có một số lựa chọn trong việc tăng vốn, ñó có thể là chuyển số nợ của chính phủ sang cổ phiếu thường, tăng vốn thông qua thị trường tư nhân trong thời hạn 6 tháng. Nếu họ không thể hoàn thành các mục tiêu trên, họ sẽ buộc phải nhận tiền từ kế hoạch 700 tỷ USD ñược chính phủ thông qua vào tháng 10/2008.
Cuối năm 2010, FED thông báo rằng 19 ngân hàng chịu kiểm tra vào tháng 5/2009 sẽ tiếp tục phải tham gia vào ñợt kiểm tra mới. Theo quy ñịnh chính thức, ñợt kiểm tra “sức khỏe” các ngân hàng mới mang tính bắt buộc ñể yêu cầu các ngân hàng tăng cổ tức hoặc tiến hành mua lại cổ phiếu. FED tuyên bố rõ ràng rằng tất cả 19 ngân
hàng cần phải nộp lên kế hoạch vốn tổng thể trước thời ñiểm ngày 07/01/2011.
FED tiến hành kiểm tra các ngân hàng ñể giúp các ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều tình huống có thể xảy ra. FED kiểm tra các ngân hàng trên phương diện:
Thứ nhất là khả năng ứng phó của ngân hàng trong trường hợp thua lỗ trong 2 năm tới theo một vài kịch bản, cụ thể tính ñến bối cảnh kinh tế bất lợi do FED ñưa ra và kịch bản dành riêng cho mô hình kinh doanh và danh mục ñầu tưñặc thù của ngân hàng.
Thứ hai là kế hoạch của các ngân hàng ñể ñáp ứng tiêu chuẩn vốn mới theo Basel III khi Basel III có hiệu lực tại Mỹ. Ngoài ra ngân hàng còn cần phải ñáp ứng tốt tiêu chí ñưa ra bởi luật cải tổ ngành ngân hàng Mỹ Dodd-Frank Wall Street Reform và luật bảo vệ người tiêu dùng áp dụng với mô hình kinh doanh và vốn của ngân hàng.
Kế hoạch trả nợ chính phủ Mỹ (nếu có) thông qua trả tiền trực tiếp hoặc thay thế khoản ñầu tư của chính phủ Mỹ bằng cổ phiếu ưu ñãi hay cổ phiếu phổ thông trước khi tăng cổ tức hay mua lại cổ phiếu.