Hiệu quả trong khai thác tối đa các nguồn lực tài chính hiện hữu và các ngu ồn tiềm năng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35)

Để có thể khai thác tối đa các nguồn lực tài chính hiện hữu và tiềm năng điều quan trọng nhất là phải tạo động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong khai thác các nguồn lực ngay trên địa phương mình. Giải pháp quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu đó là cần thực hiện phân định

thu - chi một cách hợp lý, trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ cho NSNN cấp dưới. Trong đó, chủ yếu là luôn điều chỉnh, sửa đổi phương pháp phân định thu giữa các cấp NS, hướng vào các nội dung như sau:

Thứ nhất, mở rộng việc phân định các khoản thu giành 100% cho NSĐP, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng quản lý của NSĐP.

Thứ hai, nâng dần tỷ lệ (%) trên các nguồnthu được phân chia giữa NSTW và NSĐP cho NSĐP để đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương chủ động cân đối NSĐP.

Thứ ba, thực hiện chính sách khen thưởng cho các cấp NSĐP, bằng việc trích lập một tỷ lệ (%) hợp lý trên các khoản thu vượt mức kế hoạch do Chính phủ giao.

Thứ tư, tài trợ kịp thời đối với các cấp NSĐP gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không có khả năng tự cân đối ở mức độ cần thiết, để khuyến khích các địa phương đó khai thác các nguồn thu tiềm năng để từng bước tự cân đối. Ngoài ra, nhìn trên góc độ đó còn phải tính tới chính sách ưu đãi khác (ưu đãi miễn, giảm).

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NSNN được đề cập ở trên sẽ được phản ánh trong phần phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động quản lý NSNN tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (được thể hiện ở chương 3 và

chương 4) và việc nâng cao hơnnữa hiệu quả đó được thực hiện ở chương 5 của luận văn này.

Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả NSNN đòi hỏi phải nắm được đặc điểm của quản lý NSNN như sau:

Một là, đặc điểm về đối tượng của quản lý NSNN. Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN. Tuy nhiên, các hoạt động của NSNN lại luôn gắn liền với các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này vừa là người thụ hưởng nguồn kinh phí nhà nước vừa là người tổ chức các hoạt động của NSNN. Do đó, các cơ quan này cũng trở thành đối tượng của quản lý NSNN. Lấy chất lượng, hiệu quả đã đạt được các hoạt động NSNN làm cơ sở để phân tích đánh giá động cơ, biện pháp tổ chức, điều hành hoạt động NSNN của các cơ quan nhà nước là đòi hỏi và là nguyên tắc của quản lý NSNN. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho các nguồn lực tài chính của các quỹ công được sử dụng hợp lý và có hiệu quả, tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng công quỹ.

lý NSNN. Nếu như phương pháp tổ chứchành chính có ưu điểm là đảm bảo tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực thì lại có hạn chế kích thích tính chủ động của các cơ quan tổ chức quản lý NSNN. Ngược lại, các phương pháp kinh tế, các đòn bẩy kinh tế có ưu điểm là phát huy được tính chủđộng sáng tạo nhưng lại có nhược điểm là hạn chế tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động NSNN theo cùng một hướng đích. Do đó, trong quản lý NSNN, tùy theo đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể mà có thể lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác làm phương pháp nổi bật trên nguyên tắc chung là phải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các phương pháp, hành chính để đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Đó là các phương pháp tổ chức, chỉ đạo, các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là đặc điểm quan trọng của quản lý NSNN.

Ba là, đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của NSNN. Nội dung vật chất của NSNN là các nguồn tài chính thuộc các quỹ công. Các quỹ tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản, nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một lượng của cải vật chất của xã hội. Điều đó, càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính thuộc các quỹ công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội. Vì vậy, trong quản lý NSNN,

không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả dưới hình thức tài sản mà còn phải quản lý sự vận động của tổng nguồn lực NSNN.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)