PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 1 Mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 58)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO CÁC

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU 1 Mô tả dữ liệu

3.5.1. Mô tả dữ liệu

sát, hoặc các khoảng giá trị mà trong phạm vi đó dữ liệu có thể rơi vào và số quan sát tương ứng với mỗi biểu hiện hoặc khoảng giá trị dữ liệu, đồng thời có thể tính toán xem so với tổng số quan sát thì số đơn vị thuộc biểu hiện này chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Cách trình bày bảng tần số bao gồm các cột nội dung như sau: (1) Cột 1 là liệt kê các biểu hiện có thể có của dữ liệu; (2) Cột 2 là tần số xuất hiện (số quan sát được) của các biểu hiện tương ứng; (3) Tần suất được lấy bằng số quan sát chia cho tổng số quan sát của dữ liệu.

Đồ thị phân phốithường được sử dụng để chuyển hóa thông tin trên bảng tần số thành hình ảnh hấp dẫn trực quan hơn, dễ thu hút sự chú ý, ghi nhớ hơn nhất là khi có sự kết hợp với màu sắc. Ngoài ra còn có có các dạng đồ thị dạng đường, hình tròn, dạng thanh dọc, thanh ngang … bổ trợ cho các cách trình bày dữ liệu.

Trung bình cộng là một đại lượng mô tả mức độ tập trung của dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất và được xác định bằng cách tính tổng số giá trị quan sát được và chia cho tổng số quan sát.Ngoài ra để bổ trợ cho giá trị trung bình của dữ liệu, trong mô tả dữ liệu chúng ta còn quan tâm tới: (1) Trung vị là điểm đứng giữa dãy dữ liệu đã được xắp xếp theo thứ tự tăng dần; (2) Mode là giá trị lặp lại nhiều lần nhất trong dữ liệu; (3) Các giá trị lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min); (4) Các khoảng chia nhỏ dữ liệu hơn chẳng hạn chia đôi, chia 3, chia 4 …; (5) Khoảng biến thiên dữ liệu.

Phương sai mẫu được xác định bằng cách lấy trung bình của các biến thiên (đã được lấy) bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó.

Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai mẫu.Hai chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ biến thiên, mức độ chính xác của dữ liệu quanh giá trị trung bình của nó;

mức độ ổn định của dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 58)