Hạn chế trong quản lý chi NSNN cho các trường THPT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 85)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP

5.1.1.1.Hạn chế trong quản lý chi NSNN cho các trường THPT

Từ thực trạng quản lý chi NSNN đối với các trường THPT từ năm 2008 trở lại đây của tỉnh Quảng Trị cho thấy: Công tác quản lý NSNN đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng và những quy định của Nhà nước. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động mà côngtác quản lý NSNN đối với các trường THPT tại Quảng Trị vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể:

Công tác lập dự toán chi NSNN cho các trường THPT chưa đi vào thực tế mà vẫn chủ yếu dựa theo lối mòn của những năm trước đó. Cụ thể, NSNN cấp cho các trường THPT hằng năm vẫn chủ yếu tập trung cho các trường chuyên, các trường

trọng điểm mà chưa ưu tiên NSNN đối với các trường ở các huyện vùng sâu, vùng xa

của tỉnh Quảng Trị. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác lập dự toán chi NSNN

cho các trường THPT được nhiềuchuyên gia tài chính lý giải làdo tâm lý ngại sửa đổi để bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mới trong thực tế của một bộ phận những nhà quản lý và lập quy hoạch. Bởi vì, để thay đổi dự toán chi NSNN phải mất rất nhiều thời gian, công sức mà lại gặp không ít những khó khăn trong việc xin xét duyệt dự toán. Mặt khác, để lập một dự toán chi NSNN cho các trường THPT còn phải căn cứ

vào tỷ lệ học sinh trên số dân của mỗi vùng nhưng dự toán chi NSNN cho các trường THPT tỉnh Quảng Trị chưa làm rõ được điều này. Do đó, NSNN dành cho các trường THPT tỉnh Quảng Trị chưa được bố trí hợp lý giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu

vùng xa, dẫn đến tình trạng lãng phí nơi thừa nơi thiếu.

Ngoài ra, một số trường THPT còn sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN chưa đúng mục đích, gây lãng phí nguồn ngân sách mà không mang lại hiệu quả, cụ thể: Số học sinh đầu vào đầu năm học cao nhưng giữa năm học giảm do nhiều nguyên nhân như: bỏ học, đi làm ăn, học nghề… nên dự toán giao đầu năm giao cao hơnsố học sinh

thực tế. Định mức phân bổ căn cứ vào số biên chế được giao, quỹ tiền lương, chi hoạt động, đảm bảo tỷ lệ 85% quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương (Kể cả phụ cấp đặc thù); 15% chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục (chi khác) là không đúng tinh thân

quyết định số 59/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Sở GD - ĐT, Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Trị mới chỉ mang tính hình thức, chưa thật chặt chẽ do nhiều cơ chế không rõ ràng nên sự phối hợp trong

công tác quản lý NSNN chưa nhịp nhàng, uyển chuyển.

Như vậy, hạn chế chung của công tác lập kế hoạch dự toán chi NSNN đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay là chưa có sự thống nhất giữa các chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu kế hoạch, chưabám sát các tiêu chuẩn định mức Nhà nước quy định.

Cơ chế cấp phát kinh phí cho các trường THPT ở Quảng Trị còn bất cập do thủ tục hành chính phức tạp, không thống nhất. Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi nên Sở

GD - ĐT không nắm chắc được tiến độ cấp kinh phí và lượng kinh phí cấp phát về từng trường theo từng giai đoạn dẫn đến việc điều chỉnh kinh phí cấp phát rất khó khăn và mất thời gian. Nguyên nhân của hạn chế này là do chưa xây dựng được một quy định phân bổ NSNN rõ ràng, chuẩn mực và công bằng cho các trường THPT trên địa bàn quản lý. Tỷ lệ NSNN chi cho giảng dạy còn thấp, dẫn tới sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả.

Mặc dù trong khâu quyết toán NSNN cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước nhưngvẫn còn những điểm chưa được chặt chẽ như: Việc quyết toán chưa đảm bảo sát với nội dung mục lục ngân sách nhà nước nên không đánh giá được chính xác nội dung chi, hiệu quả nguồn kinh phí cấp phát. Ngoài ra còn có những sai sót do trình độ cán bộ kế toán trong quá

trinh làm việc. Mặt khác, hiện nay một số bộ phận kế toán tài chính ngành giáo dục chưa được bồi dưỡng, trau dồi về nghiệp vụ chuyên môn, chưa cập nhật kịp thời các văn bản quy định chế độ mới ban hành; Do vậy công tác kế toán còn gặp nhiều khó

khăn. Nhiều báo cáo quyết toán còn thiếu thuyết minh tài chính. Việc theo dõi các loại quỹ chưa được ghi chép chi tiết vì vậy gây khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu.

chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành, việc trích lập các quỹ theo quy định chưa đầy đủ nên dẫn đến tình trạng một sốkhoản chi không đúng quy định.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ nước DÀNH CHO các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 85)